Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi nên bổ sung gì?

Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi nên bổ sung gì để phát triển chiều cao và cân nặng đúng tiêu chuẩn? Đây là câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh đang quan tâm, bởi vì sự phát triển thể chất của trẻ là yếu tố quan trọng trong việc hình thành một nền tảng sức khỏe vững chắc. 

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về các dấu hiệu dễ nhận thấy khi trẻ gặp phải tình trạng suy dinh dưỡng và thấp còi, những dưỡng chất quan trọng cần bổ sung để hỗ trợ sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ. Đồng thời, chúng tôi sẽ giới thiệu giải pháp dinh dưỡng từ sữa HIUP, giúp trẻ cải thiện sức khỏe và tăng trưởng một cách hiệu quả. Hãy đọc ngay để tìm hiểu cách giúp con bạn phát triển khỏe mạnh và đạt được chiều cao lý tưởng!

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi

Khi trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi, sự phát triển về thể chất, đặc biệt là chiều cao và cân nặng của trẻ, bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Để nhận biết tình trạng này, cha mẹ cần chú ý đến những dấu hiệu sau:

Khi trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi, sự phát triển về thể chất, đặc biệt là chiều cao và cân nặng của trẻ, bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi

1.1. Các triệu chứng và cách nhận diện trẻ suy dinh dưỡng

Trẻ suy dinh dưỡng có thể xuất hiện những dấu hiệu như:

  • Cân nặng thấp: Trẻ thường xuyên không đạt được mức cân nặng theo tiêu chuẩn độ tuổi.
  • Chậm phát triển thể chất: Sự phát triển chiều cao, cân nặng và các chỉ số thể chất khác chậm hơn so với trẻ cùng độ tuổi.
  • Mệt mỏi, uể oải: Trẻ dễ cảm thấy mệt mỏi và không có năng lượng, ảnh hưởng đến khả năng học hỏi và chơi đùa.
  • Sức đề kháng yếu: Trẻ dễ bị ốm vặt, có thể mắc các bệnh lý về hô hấp, tiêu hóa do hệ miễn dịch suy yếu.

1.2. Sự phát triển chậm của chiều cao và cân nặng

Trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi thường có chiều cao và cân nặng không đạt chuẩn. Theo các nghiên cứu, trẻ từ 2 đến 5 tuổi, nếu không nhận đủ các dưỡng chất thiết yếu, có thể chỉ đạt 80% chiều cao của trẻ bình thường. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của trẻ, đặc biệt là trong giai đoạn dậy thì khi chiều cao và sức khỏe tổng thể cần được tối ưu hóa.

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng thấp còi

2.1. Thiếu hụt dinh dưỡng

Nhiều nghiên cứu cho rằng, chiều cao của trẻ phụ thuộc vào 3 yếu tố chính: dinh dưỡng (32%), di truyền (23%), và vận động (20%). Do đó, dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thấp còi ở trẻ em. 

Cụ thể, khi lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể của trẻ không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể hay chế độ ăn uống của trẻ thiếu các nhóm chất dinh dưỡng cơ bản như: bột đường, chất béo, khoáng chất vitamin….đều sẽ khiến bé thấp còi hơn so với thông thường. 

Chẳng hạn như khi thiếu hụt protein và chất béo, cơ thể sẽ không đủ lượng dưỡng chất cần thiết để tái tạo năng lượng dẫn đến trẻ thấp còi. Hay vitamin và các loại khoáng chất như sắt, canxi, kẽm,… có vai trò duy trì chức năng của các cơ quan trong cơ thể, nên khi thiếu chúng sẽ tác động đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

Thiếu hụt dinh dưỡng

Thiếu hụt dinh dưỡng

2.2. Yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền chiếm 23% yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ. Chính vì thế, nó đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao của trẻ thông qua việc điều tiết quá trình phát triển của các tế bào, đặc biệt là tế bào xương. Nên việc cả ba và mẹ có thấp thì con cái thường có xu hướng chiều cao thấp và ngược lại. 

Yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền

2.3. Bệnh lý và sức khỏe kém

Ngoài ảnh hưởng của các yếu tố thiếu dinh dưỡng, di truyền thì việc trẻ mắc các bệnh lý và sức khỏe kém cũng gây ra tình trạng thấp còi. Khi sức đề kháng yếu, trẻ dễ bị các vấn đề về hô hấp, tiêu hóa gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi làm trẻ biếng ăn. Ví dụ, trẻ mắc bệnh dị ứng, hen suyễn mãn tính cũng có nguy cơ chậm lớn, lùn và thấp còi hơn so với bình thường. 

Các bệnh lý về tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, thận, gan, nội tiết đều tác động xấu đến quá trình trao đổi chất và chuyển hóa canxi của cơ thể. Ngoài ra, khi trẻ mắc bệnh, ba mẹ thường cho trẻ sử dụng các loại kháng sinh để điều trị khiến những lợi khuẩn có trong đường ruột của trẻ  bị tiêu diệt làm bé hấp thu dinh dưỡng kém hơn dẫn đến thấp còi hơn. 

Bệnh lý và sức khỏe kém

Bệnh lý và sức khỏe kém

2.4. Môi trường sống và chăm sóc không đầy đủ

Khi trẻ sống trong gia đình gặp nhiều khó khăn về mặt kinh tế, thì sẽ rất khó để có chế độ dinh dưỡng đủ chất và phong phú. Hơn nữa, việc sống trong môi trường ô nhiễm, thiếu vệ sinh hay nước uống không sạch cũng gây ra nhiều bệnh lý, từ đó gián tiếp dẫn đến tình trạng thấp còi ở trẻ. 

3.Chế độ dinh dưỡng giúp cải thiện chiều cao cho trẻ thấp còi

3.1. Tầm quan trọng của protein trong phát triển chiều cao

Protein là một trong những chất dinh dưỡng không thể thiếu trong chế độ ăn uống của bé nếu ba mẹ muốn con cải thiện chiều cao. Vì protein là dưỡng chất quan trọng nên ba mẹ nên bổ sung thường xuyên cho con qua các loại thực phẩm như: thịt, cá, bơ, trứng,các loại hạt,…

Khi bé được cung cấp quá ít so với nhu cầu của cơ thể sẽ ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng hoặc quá nhiều cũng không tốt. Tuy nhiên khi cung cấp quá nhiều có thể dẫn đến nguy cơ giảm hấp thu canxi, béo phì và ảnh hưởng đến chức năng gan, thận. Ví dụ, một thanh thiếu niên đang trong giai đoạn phát triển cần 1,2 – 1,4 gam protein / kg của cơ thể. 

Tầm quan trọng của protein trong phát triển chiều cao

Tầm quan trọng của protein trong phát triển chiều cao

3.2. Vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển chiều cao của trẻ

3.2.1. Vitamin D và canxi

Vitamin D và canxi có vai trò rất lớn trong việc hỗ trợ hình thành xương, giúp xương chắc khỏe, từ đó tác động đến chiều cao của trẻ, đặc biệt là giai đoạn dậy thì. Chính vì thế, ba mẹ cần bổ sung vitamin D và canxi để hỗ trợ tăng trưởng chiều cao cho con thông qua chế độ ăn uống hằng ngày, khuyến khích trẻ phơi nắng 15-20 phút/ngày hay sử dụng sản phẩm bổ sung.

3.2.2. Vitamin A, C 

Bên cạnh vitamin D, canxi thì vitamin A và C cũng là những dưỡng chất quan trọng trong việc phát triển chiều cao của bé. Vitamin A còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ nhiễm trùng ở bé. Hay vitamin C giúp cơ thể bé tăng cường hấp thu sắt, canxi và acid folic, bảo vệ thành mạch. 

3.2.3. Sắt và kẽm

Sắt và kẽm là hai loại khoáng chất quan trọng trong sự phát triển chiều cao cũng như cân nặng của trẻ. Nhu cầu sắt của trẻ trong giai đoạn vị thành niên là khoảng 11-17mg/ngày với nam và 11-29mg/ngày đối với nữ. Hơn nữa, để tránh ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng của bé thì ba mẹ cũng cần bổ sung kẽm đầy đủ cho trẻ. 

3.3. Thực phẩm giàu dinh dưỡng cần bổ sung

3.3.1. Thực phẩm giàu protein (thịt, cá, trứng, sữa)

Protein là loại dưỡng chất không thể tự tích trữ ở trong cơ thể con người, tuy nhiên khoảng 20% cơ thể chúng ta được hình thành từ protein. Do đó, để bé có thể phát triển chiều cao một cách tối ưu nhất, ba mẹ cần xây dựng cho con một chế độ ăn đầy đủ các loại protein cho con mỗi ngày. 

Một số thực phẩm giàu protein mà ba mẹ có thể bổ sung cho bé như: Các loại thịt (lợn, bò, gà, vịt, cừu, ngỗng), cá (cá hồi, cá mòi, cá thu, cá ngừ,..), trứng, sữa hay một số các loại đậu (đậu lăng, đậu Hà lan, đậu nành, đậu xanh,.).

Thực phẩm giàu protein (thịt, cá, trứng, sữa)

Thực phẩm giàu protein (thịt, cá, trứng, sữa)

3.3.2. Thực phẩm giàu canxi và vitamin D 

Một số loại thực phẩm giàu canxi và Vitamin D mà ba mẹ có thể tham khảo nhằm giúp con duy trì hệ xương chắc khỏe và ngăn ngừa loãng xương như: sữa chua, phô mai, cá hồi,… Ví dụ, 245g sữa chua cung cấp tới 23% nhu cầu canxi hàng ngày hay hàm lượng canxi trong phô mai cao gấp 3 – 6 lần so với sữa.

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể bổ sung canxi và vitamin D cho con bằng sữa HIUP với công thức dinh dưỡng vượt trội, giàu canxi, vitamin D3, K2 giúp bé tăng trưởng chiều cao. Cụ thể: 

  • Protein whey: Hỗ trợ tăng trưởng cơ bắp và phát triển thể chất toàn diện. 
  • Canxi, vitamin D3, K2: Giúp phát triển xương và chiều cao vượt trội. 
  • DHA và EPA: Tăng cường phát triển não bộ, hỗ trợ trí thông minh và khả năng học hỏi của trẻ. 
  • Kháng thể từ sữa non: Cung cấp khả năng miễn dịch mạnh mẽ, giúp trẻ khỏe mạnh và chống lại các bệnh lý thường gặp. 
  • Chất xơ hòa tan Inulin và FOS: Hỗ trợ hệ tiêu hóa và khả năng hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. 
  • Lysine, maltodextrin và hạt sachi: Cung cấp năng lượng, giúp phục hồi tình trạng suy dinh dưỡng và thấp còi.

Với sự kết hợp hoàn hảo từ các dưỡng chất, sữa HIUP là một sản phẩm đáng tin cậy giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, tăng trưởng chiều cao và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Sữa HIUP cung cấp dưỡng chất thiết yếu, giúp trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi phục hồi sức khỏe và đạt chiều cao lý tưởng.

Sữa HIUP – Giải pháp dinh dưỡng toàn diện cho trẻ phát triển khỏe mạnh

3.3.3 Trái cây và rau xanh giàu vitamin và khoáng chất

Chắc hẳn ai cũng biết rằng rau xanh và trái cây là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin. Nhưng nhiều ba mẹ lại lơ là trong việc bổ sung chúng vào thực đơn hàng ngày cho con dẫn đến việc con thấp bé, thiếu chất dinh dưỡng. 

Dưới đây là một số loại rau và trái cây cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất tốt nhất mà ba mẹ có thể thêm vào thực đơn cho con như: rau bina, cải xoăn, rau củ cải đường, arugula, rau xanh, rau cải xoăn, cải xoong, rau diếp… hay các loại trái cây nhiệt đới chuối, xoài, dứa, ổi, mít…

Trái cây và rau xanh giàu vitamin và khoáng chất

Trái cây và rau xanh giàu vitamin và khoáng chất

4. HIUP gợi ý thực đơn cho trẻ thấp còi

Bữa phụ

HIUP gợi ý thực đơn cho trẻ thấp còi

4.1. Bữa sáng

Ngày 1: Mì thịt heo bằm, súp lơ xanh luộc và nửa ly sữa bò. 

Ngày 2: Bánh canh cá lóc. 

Ngày 3: Cơm chiên dương châu. 

Ngày 4: Phở gà. 

Ngày 5: Bánh ướt. 

Ngày 6: Bánh bao. 

Ngày 7: Bánh mì trứng xúc xích

Ngày 8: Bún riêu cua. 

Ngày 9: Phở bò nạm. 

Ngày 10: Hủ tiếu mì. 

4.2. Bữa trưa

Ngày 1: Cơm trắng, thịt viên sốt cà chua, rau bắp cải luộc, vài miếng cam.

Ngày 2: Cơm trắng, canh bí đỏ thịt bằm, rau chân vịt luộc, vài quả nho.

Ngày 3: Cơm trắng, canh khoai môn hầm xương, nấm rơm xào tỏi, mận.

Ngày 4: Cơm trắng, thịt xào măng, đậu bắp luộc, ổi.

Ngày 5: Cơm trắng, thịt heo rang cháy cạnh, canh mướp thịt bằm, xoài. 

Ngày 6: Cơm trắng, cá hú kho tiêu, canh bí đao, vài miếng cam. 

Ngày 7: Cơm trắng, rau muống luộc, cá diêu hồng chiên, xoài xanh.

Ngày 8: Cơm trắng, canh cua rau mồng tơi, mực xào cần tây, chuối. 

Ngày 9: Cơm trắng, chả cua, canh cá nấu khế, hồng xiêm. 

Ngày 10: Cơm trắng, trứng gà ốp lết, canh tôm, đu đủ.

4.3. Bữa tối

Ngày 1: Cơm trắng, canh cà chua trứng, thịt kho tàu, vài miếng ổi.

Ngày 2: Cơm trắng, cánh gà chiên nước mắm, cà tím xào giá, vài miếng lê.

Ngày 3:  Cơm trắng, canh cải thịt bằm, cá nục kho, đu đủ. 

Ngày 4: Cơm trắng, tôm rang tỏi, canh đậu hũ cà chua, dưa hấu.

Ngày 5: Cơm trắng, thịt heo luộc, rau muống xào tỏi, dưa lê.

Ngày 6: Cơm trắng, cá chép om dưa, rau củ luộc, hồng xiêm.

Ngày 7: Cơm trắng, canh rau ngót thịt bằm, cá nục sốt cà, măng cụt.

Ngày 8: Cơm trắng, canh chua cá chép, tôm rang me, dưa hấu. 

Ngày 9: Canh rong biển, cơm trắng, chả cá, xoài.

Ngày 10: Cơm trắng, cá chiên giòn, rau củ luộc, mận.

4.4. Bữa phụ

Ngày 1: Một hũ sữa chua nếp cẩm.

Ngày 2: Một miếng bánh bông lan

Ngày 3: Súp cua.

Ngày 4: Nửa quả bơ.

Ngày 5: Sữa chua nha đam.

Ngày 6: Chè đậu đen.

Ngày 7: Một ly sữa non chuyên biệt tăng chiều cao HIUP. 

Ngày 8: Bánh giò. 

Ngày 9: Súp ghẹ. 

Ngày 10:  Cá viên chiên.

Hy vọng qua bài viết này, HIUP đã giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề thấp còi ở trẻ, nguyên nhân cũng như một số chế độ dinh dưỡng cho bé thấp còi. Đặc biệt là các thực đơn ăn uống hàng ngày cho bé mà ba mẹ có thể tham khảo để cung cấp một chế độ ăn uống đầy đủ cho bé giúp bé phát triển khỏe mạnh hơn. 

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *