Hướng dẫn ba mẹ xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé thấp còi

Bé thiếu dinh dưỡng, thấp còi luôn là nỗi lo của nhiều ba mẹ. Hiểu được điều đó, trong bài viết dưới đây, HIUP sẽ chia sẻ những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng thấp còi ở trẻ, cũng như những chế độ dinh dưỡng cho bé thấp còi có thể cải thiện chiều cao của mình. Ngoài ra còn có một số thực đơn hàng ngày cho bé mà ba mẹ có thể tham khảo thêm. 

1. Vấn đề thấp còi ở trẻ em hiện nay

Hiện nay, Việt Nam vẫn đang là một trong 34 quốc gia có số lượng trẻ em gặp vấn đề về dinh dưỡng trên thế giới. Theo thống kê của UNICEF, nước ta có tới 1,8 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi. Đặc biệt, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em vùng dân tộc thiểu số cao gấp 2 lần so với trẻ em đồng bằng. 

Vấn đề thấp còi sẽ gây ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển ở trẻ, có nhiều tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng trong tương lai, đặc biệt là trẻ em từ 6 – 24 tháng tuổi. Ngoài ra, nếu trẻ gặp vấn đề về dinh dưỡng trong thời gian dài sẽ làm trí thông minh chậm phát, sức đề kháng yếu hay thường mắc những bệnh lý nguy hiểm trong tương lai.

Vấn đề thấp còi ở trẻ em hiện nay
Trẻ em thấp còi thường bị hạn chế về khả năng hoạt động thể lực

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng thấp còi

2.1. Thiếu hụt dinh dưỡng

Nhiều nghiên cứu cho rằng, chiều cao của trẻ phụ thuộc vào 3 yếu tố chính: dinh dưỡng (32%), di truyền (23%), và vận động (20%). Do đó, dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thấp còi ở trẻ em. 

Cụ thể, khi lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể của trẻ không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể hay chế độ ăn uống của trẻ thiếu các nhóm chất dinh dưỡng cơ bản như: bột đường, chất béo, khoáng chất vitamin….đều sẽ khiến bé thấp còi hơn so với thông thường. 

Chẳng hạn như khi thiếu hụt protein và chất béo, cơ thể sẽ không đủ lượng dưỡng chất cần thiết để tái tạo năng lượng dẫn đến trẻ thấp còi. Hay vitamin và các loại khoáng chất như sắt, canxi, kẽm,… có vai trò duy trì chức năng của các cơ quan trong cơ thể, nên khi thiếu chúng sẽ tác động đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

Thiếu hụt dinh dưỡng
Thiếu hụt dinh dưỡng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng thấp còi

2.2. Yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền chiếm 23% yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ. Chính vì thế, nó đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao của trẻ thông qua việc điều tiết quá trình phát triển của các tế bào, đặc biệt là tế bào xương. Nên việc cả ba và mẹ có thấp thì con cái thường có xu hướng chiều cao thấp và ngược lại. 

Yếu tố di truyền
Ba mẹ cần thiết kế một chế độ ăn uống khoa học để cải thiện sức khỏe cho con

2.3. Bệnh lý và sức khỏe kém

Ngoài ảnh hưởng của các yếu tố thiếu dinh dưỡng, di truyền thì việc trẻ mắc các bệnh lý và sức khỏe kém cũng gây ra tình trạng thấp còi. Khi sức đề kháng yếu, trẻ dễ bị các vấn đề về hô hấp, tiêu hóa gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi làm trẻ biếng ăn. Ví dụ, trẻ mắc bệnh dị ứng, hen suyễn mãn tính cũng có nguy cơ chậm lớn, lùn và thấp còi hơn so với bình thường. 

Các bệnh lý về tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, thận, gan, nội tiết đều tác động xấu đến quá trình trao đổi chất và chuyển hóa canxi của cơ thể. Ngoài ra, khi trẻ mắc bệnh, ba mẹ thường cho trẻ sử dụng các loại kháng sinh để điều trị khiến những lợi khuẩn có trong đường ruột của trẻ  bị tiêu diệt làm bé hấp thu dinh dưỡng kém hơn dẫn đến thấp còi hơn. 

Bệnh lý và sức khỏe kém
Bệnh lý và sức khỏe kém cũng là nguyên nhân trực tiếp khiến cơ thể trẻ hấp thụ thức ăn kém

2.4. Môi trường sống và chăm sóc không đầy đủ

Khi trẻ sống trong gia đình gặp nhiều khó khăn về mặt kinh tế, thì sẽ rất khó để có chế độ dinh dưỡng đủ chất và phong phú. Hơn nữa, việc sống trong môi trường ô nhiễm, thiếu vệ sinh hay nước uống không sạch cũng gây ra nhiều bệnh lý, từ đó gián tiếp dẫn đến tình trạng thấp còi ở trẻ. 

Môi trường sống và chăm sóc không đầy đủ
Gia đình không đủ kiến thức cũng như chăm sóc không đúng cách làm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ

3.Chế độ dinh dưỡng giúp cải thiện chiều cao cho trẻ thấp còi

3.1. Tầm quan trọng của protein trong phát triển chiều cao

Protein là một trong những chất dinh dưỡng không thể thiếu trong chế độ ăn uống của bé nếu ba mẹ muốn con cải thiện chiều cao. Vì protein là dưỡng chất quan trọng nên ba mẹ nên bổ sung thường xuyên cho con qua các loại thực phẩm như: thịt, cá, bơ, trứng,các loại hạt,…

Khi bé được cung cấp quá ít so với nhu cầu của cơ thể sẽ ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng hoặc quá nhiều cũng không tốt. Tuy nhiên khi cung cấp quá nhiều có thể dẫn đến nguy cơ giảm hấp thu canxi, béo phì và ảnh hưởng đến chức năng gan, thận. Ví dụ, một thanh thiếu niên đang trong giai đoạn phát triển cần 1,2 – 1,4 gam protein / kg của cơ thể. 

Tầm quan trọng của protein trong phát triển chiều cao
Cung cấp quá nhiều hay quá ít protein cho bé đều không tốt

3.2. Vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển chiều cao của trẻ

3.2.1. Vitamin D và canxi

Vitamin D và canxi có vai trò rất lớn trong việc hỗ trợ hình thành xương, giúp xương chắc khỏe, từ đó tác động đến chiều cao của trẻ, đặc biệt là giai đoạn dậy thì. Chính vì thế, ba mẹ cần bổ sung vitamin D và canxi để hỗ trợ tăng trưởng chiều cao cho con thông qua chế độ ăn uống hằng ngày, khuyến khích trẻ phơi nắng 15-20 phút/ngày hay sử dụng sản phẩm bổ sung.

Vitamin D và canxi
Vitamin D và canxi giúp xương của bé chắc chắn và khỏe mạnh hơn

3.2.2. Vitamin A, C 

Bên cạnh vitamin D, canxi thì vitamin A và C cũng là những dưỡng chất quan trọng trong việc phát triển chiều cao của bé. Vitamin A còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ nhiễm trùng ở bé. Hay vitamin C giúp cơ thể bé tăng cường hấp thu sắt, canxi và acid folic, bảo vệ thành mạch. 

Vitamin A, C 
Bổ sung vitamin A và C đầy đủ giúp con phát triển chiều cao nhanh hơn

3.2.3. Sắt và kẽm

Sắt và kẽm là hai loại khoáng chất quan trọng trong sự phát triển chiều cao cũng như cân nặng của trẻ. Nhu cầu sắt của trẻ trong giai đoạn vị thành niên là khoảng 11-17mg/ngày với nam và 11-29mg/ngày đối với nữ. Hơn nữa, để tránh ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng của bé thì ba mẹ cũng cần bổ sung kẽm đầy đủ cho trẻ. 

Sắt và kẽm
Bổ sung đầy đủ các loại dưỡng chất giúp con phát triển toàn diện về cân nặng cũng như chiều cao

3.3. Thực phẩm giàu dinh dưỡng cần bổ sung

3.3.1. Thực phẩm giàu protein (thịt, cá, trứng, sữa)

Protein là loại dưỡng chất không thể tự tích trữ ở trong cơ thể con người, tuy nhiên khoảng 20% cơ thể chúng ta được hình thành từ protein. Do đó, để bé có thể phát triển chiều cao một cách tối ưu nhất, ba mẹ cần xây dựng cho con một chế độ ăn đầy đủ các loại protein cho con mỗi ngày. 

Một số thực phẩm giàu protein mà ba mẹ có thể bổ sung cho bé như: Các loại thịt (lợn, bò, gà, vịt, cừu, ngỗng), cá (cá hồi, cá mòi, cá thu, cá ngừ,..), trứng, sữa hay một số các loại đậu (đậu lăng, đậu Hà lan, đậu nành, đậu xanh,.).

Thực phẩm giàu protein (thịt, cá, trứng, sữa)
Ba mẹ nên xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng hàng ngày cho con

3.3.2. Thực phẩm giàu canxi và vitamin D 

Một số loại thực phẩm giàu canxi và Vitamin D mà ba mẹ có thể tham khảo nhằm giúp con duy trì hệ xương chắc khỏe và ngăn ngừa loãng xương như: sữa chua, phô mai, cá hồi,… Ví dụ, 245g sữa chua cung cấp tới 23% nhu cầu canxi hàng ngày hay hàm lượng canxi trong phô mai cao gấp 3 – 6 lần so với sữa.

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể bổ sung canxi và vitamin D cho con bằng sữa HIUP với công thức dinh dưỡng vượt trội, giàu canxi, vitamin D3, K2 giúp bé tăng trưởng chiều cao. Cụ thể: 

  • Canxi kép thế hệ mới kết hợp canxi hữu cơ từ tảo biển đỏ Aquamin F và canxi hydroxyapatite dạng nano, giúp tăng cường khả năng hấp thu canxi gấp 200 lần. 
  • Bộ 3 cao lớn CaD3K2: vitamin D3 giúp hấp thu canxi từ ruột vào máu, vitamin K2 như “công tắc” gắn canxi vào xương, đưa canxi tới đúng “đích”.
Thực phẩm giàu canxi và vitamin D 
Vitamin D và canxi là những dưỡng chất không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho bé thấp còi

3.3.3 Trái cây và rau xanh giàu vitamin và khoáng chất

Chắc hẳn ai cũng biết rằng rau xanh và trái cây là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin. Nhưng nhiều ba mẹ lại lơ là trong việc bổ sung chúng vào thực đơn hàng ngày cho con dẫn đến việc con thấp bé, thiếu chất dinh dưỡng. 

Dưới đây là một số loại rau và trái cây cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất tốt nhất mà ba mẹ có thể thêm vào thực đơn cho con như: rau bina, cải xoăn, rau củ cải đường, arugula, rau xanh, rau cải xoăn, cải xoong, rau diếp… hay các loại trái cây nhiệt đới chuối, xoài, dứa, ổi, mít…

Trái cây và rau xanh giàu vitamin và khoáng chất
Trái cây và rau lá màu xanh đều giàu vitamin và khoáng chất cần thiết cho bé

4. HIUP gợi ý thực đơn cho trẻ thấp còi

4.1. Bữa sáng

Ngày 1: Mì thịt heo bằm, súp lơ xanh luộc và nửa ly sữa bò. 

Ngày 2: Bánh canh cá lóc. 

Ngày 3: Cơm chiên dương châu. 

Ngày 4: Phở gà. 

Ngày 5: Bánh ướt. 

Ngày 6: Bánh bao. 

Ngày 7: Bánh mì trứng xúc xích

Ngày 8: Bún riêu cua. 

Ngày 9: Phở bò nạm. 

Ngày 10: Hủ tiếu mì. 

Bữa sáng
Thực đơn ăn sáng trong chế độ dinh dưỡng cho bé thấp còi

4.2. Bữa trưa

Ngày 1: Cơm trắng, thịt viên sốt cà chua, rau bắp cải luộc, vài miếng cam.

Ngày 2: Cơm trắng, canh bí đỏ thịt bằm, rau chân vịt luộc, vài quả nho.

Ngày 3: Cơm trắng, canh khoai môn hầm xương, nấm rơm xào tỏi, mận.

Ngày 4: Cơm trắng, thịt xào măng, đậu bắp luộc, ổi.

Ngày 5: Cơm trắng, thịt heo rang cháy cạnh, canh mướp thịt bằm, xoài. 

Ngày 6: Cơm trắng, cá hú kho tiêu, canh bí đao, vài miếng cam. 

Ngày 7: Cơm trắng, rau muống luộc, cá diêu hồng chiên, xoài xanh.

Ngày 8: Cơm trắng, canh cua rau mồng tơi, mực xào cần tây, chuối. 

Ngày 9: Cơm trắng, chả cua, canh cá nấu khế, hồng xiêm. 

Ngày 10: Cơm trắng, trứng gà ốp lết, canh tôm, đu đủ.

4.3. Bữa tối

Ngày 1: Cơm trắng, canh cà chua trứng, thịt kho tàu, vài miếng ổi.

Ngày 2: Cơm trắng, cánh gà chiên nước mắm, cà tím xào giá, vài miếng lê.

Ngày 3:  Cơm trắng, canh cải thịt bằm, cá nục kho, đu đủ. 

Ngày 4: Cơm trắng, tôm rang tỏi, canh đậu hũ cà chua, dưa hấu.

Ngày 5: Cơm trắng, thịt heo luộc, rau muống xào tỏi, dưa lê.

Ngày 6: Cơm trắng, cá chép om dưa, rau củ luộc, hồng xiêm.

Ngày 7: Cơm trắng, canh rau ngót thịt bằm, cá nục sốt cà, măng cụt.

Ngày 8: Cơm trắng, canh chua cá chép, tôm rang me, dưa hấu. 

Ngày 9: Canh rong biển, cơm trắng, chả cá, xoài.

Ngày 10: Cơm trắng, cá chiên giòn, rau củ luộc, mận.

4.4. Bữa phụ

Ngày 1: Một hũ sữa chua nếp cẩm.

Ngày 2: Một miếng bánh bông lan

Ngày 3: Súp cua.

Ngày 4: Nửa quả bơ.

Ngày 5: Sữa chua nha đam.

Ngày 6: Chè đậu đen.

Ngày 7: Một ly sữa non chuyên biệt tăng chiều cao HIUP. 

Ngày 8: Bánh giò. 

Ngày 9: Súp ghẹ. 

Ngày 10:  Cá viên chiên.

Bữa phụ
Tham khảo ngay thực đơn dinh dưỡng cho bé

Hy vọng qua bài viết này, HIUP đã giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề thấp còi ở trẻ, nguyên nhân cũng như một số chế độ dinh dưỡng cho bé thấp còi. Đặc biệt là các thực đơn ăn uống hàng ngày cho bé mà ba mẹ có thể tham khảo để cung cấp một chế độ ăn uống đầy đủ cho bé giúp bé phát triển khỏe mạnh hơn. 

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *