10+ cách dạy trẻ 7 tuổi bướng bỉnh ba mẹ cần biết

cách dạy bé 7 tuổi

Cha mẹ gặp khó khăn khi dạy những đứa trẻ 7 tuổi có tính cách bướng bỉnh, không nghe lời? Trong bài viết dưới đây, HIUP sẽ chia sẻ một số cách dạy trẻ 7 tuổi bướng bỉnh được các chuyên gia khuyến cáo. Tuy nhiên, trước tiên, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu vì sao bé 7 tuổi lại bướng bỉnh, không nghe lời. 

1. Tại sao bé 7 tuổi bướng bỉnh không nghe lời?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ 7 tuổi trở nên bướng bỉnh, không nghe lời ông bà, cha mẹ. Nguyên nhân của hành vi này có thể do nhiều yếu tố khác nhau gây nên như: 

  • Trẻ đang ở giai đoạn khủng hoảng tâm lý: Khi lên 7, trẻ bắt đầu nhận thức về bản thân và muốn thể hiện cá tính cũng như quyền tự do. Trẻ có xu hướng không muốn bị ràng buộc và mong muốn đưa ra quyết định cho riêng mình. Đôi khi, trẻ không hiểu ý kiến của bố mẹ và cảm thấy họ không quan tâm hay lắng nghe.
  • Ảnh hưởng từ gia đình: Cách giáo dục không phù hợp như sự nuông chiều quá mức hay áp lực từ bố mẹ,… có thể khiến trẻ hình thành tâm lý chống đối. Nếu gia đình thường xuyên có mâu thuẫn, trẻ sẽ không biết nên nghe lời ai.
  • Tác động từ bạn bè, xã hội: Ở lứa tuổi này, trẻ bắt đầu tiếp xúc với nhiều người ngoài gia đình. Nếu trẻ thường xuyên gặp gỡ những bạn có hành vi không đúng mực, trẻ dễ bị ảnh hưởng và học hỏi theo những hành vi đó.
Áp lực từ bố mẹ là một nguyên nhân khiến bé 7 tuổi trở nên bướng bỉnh

2. 10+ cách dạy trẻ 7 tuổi hiệu quả ba mẹ cần biết

2.1 Thiết lập quy tắc rõ ràng

Bố mẹ nên đặt ra quy tắc rõ ràng cho trẻ và giải thích lý do đằng sau những quy tắc đó. Ví dụ, “Nếu con vứt đồ chơi bừa bãi, con sẽ không được đi cắm trại vào cuối tuần, vì điều đó khiến căn phòng trở nên bừa bộn và ảnh hưởng đến không gian sống chung của gia đình.” 

Bố mẹ hãy chọn hình phạt có tính răn đe và quan trọng để trẻ hiểu và tuân thủ quy tắc. Điều này sẽ giúp trẻ nhận thức được tầm quan trọng của việc tuân theo quy tắc và tự giác thực hiện.

cách dạy trẻ 7 tuổi hiệu quả
Ba mẹ nên thiết lập một số quy tắc cho bé như phải chào hỏi khi gặp người lớn,..

2.2 Giải thích lý do cho hành động

Dù 7 tuổi nhưng đôi khi trẻ vẫn sẽ không hiểu được vì sao mình cần tuân theo các nguyên tắc. Vì vậy, việc giải thích lý do cho hành động của bạn là rất quan trọng. Khi trẻ hiểu được lý do phía sau các quy tắc, chúng sẽ dễ dàng chấp nhận và thực hiện hơn. Trẻ sẽ không chỉ làm vì sợ bị phạt mà còn hiểu rằng hành động của chúng có ý nghĩa và ảnh hưởng đến người khác.

2.3 Khuyến khích hành vi tích cực

Thay vì chỉ tập trung vào những hành vi xấu, bạn nên chú ý đến những hành động tốt mà trẻ thực hiện. Bất kỳ cử chỉ nào dù nhỏ nhưng tích cực cũng cần được khuyến khích. Ví dụ, khi trẻ giúp đỡ anh chị em hoặc làm bài tập đúng giờ, hãy khen ngợi trẻ ngay lập tức.

Khi khen ngợi, ba mẹ nên thể hiện một cách chân thành nhất. Ba mẹ có thể nói rằng “Mẹ rất vui vì con đã giúp em dọn dẹp đồ chơi”, thay vì chỉ đơn giản là “Con giỏi”, lúc này trẻ sẽ cảm thấy tự hào và có động lực để tiếp tục hành động tích cực.

2.4 Kiên nhẫn và bình tĩnh

Để có cách dạy trẻ 7 tuổi bướng bỉnh phù hợp, trước tiên cha mẹ cần có sự kiên nhẫn và bình tĩnh. Kiên nhẫn không chỉ là việc không nổi giận khi trẻ mắc lỗi, mà còn là khả năng chờ đợi để trẻ phát triển. Mỗi trẻ đều có tốc độ phát triển riêng, và không phải lúc nào trẻ cũng có thể hiểu ngay những gì bạn muốn truyền đạt.

Khi đối mặt với hành vi bướng bỉnh của trẻ, ba mẹ hãy cố gắng giữ bình tĩnh. Ba mẹ có thể hít thở sâu, đếm đến mười hoặc tạm thời rời xa tình huống để lấy lại sự bình tĩnh. 

2.5 Không cho phép trẻ thỏa thuận về các quy tắc quan trọng

Một số quy tắc là không thể thương lượng, vì chúng liên quan đến sự an toàn và phát triển của trẻ. Ví dụ như các quy tắc về an toàn như không chạy ngoài đường, không mở cửa cho người lạ, hoặc không chơi gần những vật sắc nhọn,… 

Các bậc cha mẹ cần phải rõ ràng về điều này ngay từ đầu để trẻ hiểu rằng đây là hành động không được cho pháp. Khi trẻ cố gắng thỏa thuận về một quy tắc quan trọng, hãy giải thích lý do tại sao quy tắc đó lại cần thiết.

2.6 Sử dụng khen thưởng hợp lý

Khen thưởng có thể được thực hiện qua nhiều hình thức khác nhau như khen ngợi bằng lời nói, cho trẻ một món quà nhỏ hoặc tổ chức một buổi đi chơi. Lựa chọn hình thức khen thưởng phù hợp với sở thích và tính cách của trẻ sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ hơn.

Sử dụng khen thưởng hợp lý
Ngoài cách khen ngợi bằng lời, thi thoảng bố mẹ có thể khen ngợi bằng cách tặng quà cho con

2.7 Giữ cho yêu cầu đơn giản và cụ thể

Trẻ 7 tuổi đã phát triển trí não và nhận thức nhưng chúng vẫn khó để có thể tiếp thu thông tin một cách trừu tượng. Vì thế khi nói chuyện hay trao đổi với bé, ba mẹ nên nói một cách dễ nhất. 

Ví dụ, thay vì nói “Con hãy dọn dẹp phòng của mình,” bạn nên nói “Con hãy bỏ đồ chơi vào hộp.” Sự cụ thể trong yêu cầu sẽ giúp trẻ dễ dàng thực hiện hơn. Cha mẹ không nên sử dụng các từ ngữ phức tạp, cao siêu, nếu như trẻ không hiểu, cha mẹ có thể diễn tả lại một lần nữa.

2.8 Tạo ra sự nhất quán trong giáo dục

Sự nhất quán là yếu tố then chốt trong việc giáo dục trẻ 7 tuổi. Khi trẻ biết rằng các quy tắc sẽ không thay đổi bất kể tình huống nào, chúng sẽ cảm thấy an toàn hơn. Để duy trì sự nhất quán, bạn cần có kế hoạch rõ ràng và giao tiếp thường xuyên với trẻ. Nếu bạn thay đổi quy tắc hoặc yêu cầu, hãy giải thích cho trẻ hiểu lý do phía sau sự thay đổi đó.

2.9 Khuyến khích trẻ tự quyết định trong phạm vi an toàn

Khi trẻ được khuyến khích tự quyết định, chúng sẽ cảm thấy được tôn trọng và có trách nhiệm với lựa chọn của mình. Điều này giúp trẻ phát triển khả năng tư duy và kỹ năng ra quyết định, một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống.

Khi trẻ đưa ra quyết định, hãy ở bên cạnh để hỗ trợ và hướng dẫn khi cần thiết. Nếu trẻ mắc sai lầm, hãy giúp trẻ nhận ra bài học từ trải nghiệm đó thay vì chỉ trích, từ đó trẻ có thể tự tin hơn trong những lần tiếp theo. 

2.10 Sử dụng hình phạt hợp lý khi cần thiết

Trong một số trường hợp, việc sử dụng hình phạt là điều cần thiết để dạy trẻ 7 tuổi về hậu quả của hành động bướng bỉnh, không nghe lời gây ra. Hình phạt cần phải phù hợp với mức độ nghiêm trọng của hành vi. Các hình phạt nên nhằm mục đích giáo dục hơn là chỉ để trừng phạt. 

Cha mẹ có thể áp dụng một số hình phạt như: cấm trẻ tham gia vào một hoạt động vui chơi hoặc yêu cầu trẻ thực hiện một nhiệm vụ bổ sung. Cha mẹ không nên sử dụng hình phạt về thể chất bởi chúng có thể để lại tâm lý ám ảnh cho trẻ. 

Sử dụng hình phạt hợp lý khi cần thiết
Bên cạnh nhắc nhở, mỗi khi con làm sai, ba mẹ có thể áp dụng các hình phạt sao cho hợp lý

2.11 Tránh la mắng quá mức

La mắng trẻ thường xuyên có thể dẫn đến việc trẻ cảm thấy bị áp lực, tự ti và không còn tự tin vào bản thân, thậm chí có thể gây ra những vấn đề về tâm lý như lo âu hoặc trầm cảm. Thay vì la mắng, hãy chọn cách truyền đạt thông điệp của bạn một cách nhẹ nhàng và tế nhị hơn. Cha mẹ có thể nói “Mẹ không thích khi con làm vậy” thay vì la hét, quát mắng.

2.12 Chia sẻ cảm xúc của bạn với trẻ

Cha mẹ hãy nhìn vào mắt trẻ khi chia sẻ cảm xúc và sử dụng ngôn ngữ đơn giản để diễn đạt. Bạn có thể nói “Mẹ cảm thấy buồn khi con không chịu dọn dẹp phòng” để trẻ hiểu rằng cảm xúc của bạn cũng quan trọng như cảm xúc của chúng.

Đồng thời, khuyến khích trẻ chia sẻ cảm xúc của chúng. Hãy lắng nghe trẻ một cách chăm chú và không phán xét. Mọi cảm xúc đều có giá trị và trẻ cần biết rằng cảm xúc của chúng được tôn trọng.

2.13 Tạo thói quen cho trẻ

Thói quen giúp trẻ hình thành các kỹ năng sống cần thiết và tăng cường khả năng tự lập. Những thói quen tốt sẽ giúp trẻ quản lý thời gian, làm việc hiệu quả hơn, và tăng cường sự tự tin.

Cha mẹ có thể cùng trẻ lập kế hoạch cho những thói quen hàng ngày như dọn dẹp đồ chơi, đọc sách trước khi ngủ, hoặc làm bài tập. Đồng thời cha mẹ nên tạo dựng một thói quen trong khoảng thời gian cố định để trẻ có thể dễ dàng ghi nhớ và thực hiện.

Tạo thói quen cho trẻ
Ba mẹ nên cho trẻ tập những thói quen hằng ngày như dọn dẹp đồ chơi, đọc sách,…

2.14 Thực hành lắng nghe

Kỹ năng lắng nghe giúp trẻ hiểu và tiếp thu thông tin một cách tốt hơn. Khi trẻ biết lắng nghe, chúng sẽ trở nên nhạy bén với cảm xúc của người khác và nâng cao khả năng giao tiếp xã hội. 

Các bậc phụ huynh hãy tạo ra những tình huống để trẻ thực hành lắng nghe. Bạn có thể kể cho trẻ một câu chuyện và yêu cầu chúng kể lại hoặc hỏi về chi tiết trong câu chuyện đó.

Khi bé dần trưởng thành, hãy tham khảo thêm những cách dạy trẻ 8 tuổi hiệu quả để nâng cao kỹ năng tự lập và sáng tạo.

2.15 Giới hạn sự tiếp xúc với các thiết bị điện tử

Sự tiếp xúc quá nhiều với công nghệ có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Khi trẻ tiếp xúc quá lâu với các thiết bị điện tử có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như cận, mất ngủ và giảm khả năng tập trung. Bạn có thể đồng ý cho trẻ sử dụng thiết bị trong một khoảng thời gian nhất định sau khi hoàn thành bài tập hoặc các công việc nhà.

3. Giúp bé ngoan học giỏi với sữa HIUP

Sữa HIUP là một sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt dành cho trẻ em từ 3 đến 15 tuổi, hỗ trợ phát triển chiều cao và trí tuệ. Với công thức giàu dưỡng chất, sữa HIUP cung cấp 27 vitamin và khoáng chất thiết yếu như canxi, DHA, và các vitamin A, C, D, E, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí não.

Ngoài ra, sữa HIUP còn giúp nâng cao hệ miễn dịch nhờ vào thành phần sữa non và các khoáng chất như kẽm và sắt. Để đạt hiệu quả tối ưu, mẹ nên pha 35g sữa với 150-180ml nước ấm và cho trẻ uống từ 2 đến 3 lần mỗi ngày. Sữa HIUP không chỉ là nguồn dinh dưỡng phong phú mà còn là lựa chọn lý tưởng để giúp trẻ ngoan ngoãn học giỏi.

Bé ăn ngoan học giỏi cùng sữa non HIUP
Bé ăn ngoan học giỏi cùng sữa non HIUP

Giáo dục trẻ 7 tuổi bướng bỉnh có thể là một hành trình đầy thách thức nhưng cũng rất thú vị. Mong rằng các cách dạy trẻ 7 tuổi bướng bỉnh trên sẽ giúp bạn xây dựng một môi trường tích cực, nơi trẻ có thể phát triển các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống.

Chia sẻ

Author

Dương Hoàng Thanh

Tôi là Dương Hoàng Thanh, chuyên gia dinh dưỡng với hơn 3 năm kinh nghiệm, chuyên tư vấn dinh dưỡng cho trẻ em. Tại HIUP, tôi chịu trách nhiệm về nội dung, luôn nỗ lực mang đến những giải pháp dinh dưỡng sáng tạo để hỗ trợ phát triển toàn diện cho các bé. Với kiến thức chuyên sâu và tâm huyết, tôi cam kết cung cấp thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng. Liên hệ với tôi để cùng xây dựng tương lai khỏe mạnh cho thế hệ mai sau

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *