Nên đi ngủ lúc mấy giờ để TĂNG CHIỀU CAO NHANH?

nen-di-ngu-luc-may-gio-de-tang-chieu-cao

Giấc ngủ đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển chiều cao của trẻ nhỏ bên cạnh các yếu tố then chốt như di truyền, dinh dưỡng. Vậy, giấc ngủ ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ như thế nào? Trẻ nên đi ngủ lúc mấy giờ để tăng chiều cao? Những mẹo để trẻ có một giấc ngủ ngon và sâu? Tất cả sẽ được HIUP giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Giấc ngủ ảnh hưởng như thế nào đến chiều cao?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hormone tăng trưởng GH có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Theo đó, tuyến yên sản xuất hormone tăng trưởng GH trong suốt cả ngày, nhưng vào ban đêm, sự tiết hormone này tăng cao hơn nhiều lần. Điều này thậm chí còn rõ ràng hơn khi trẻ được ngủ trong “khoảng thời gian vàng” và có giấc ngủ đủ chất lượng.

Tác động của giấc ngủ đến chiều cao của bé
Giấc ngủ ảnh hướng như thế nào đến chiều cao của trẻ

Lúc ngủ, hệ cơ xương được nghỉ ngơi mà không phải hoạt động hay chịu áp lực từ sức nặng của cơ thể. Điều này cho phép cơ thể phục hồi các thương tổn, nạp lại năng lượng và loại bỏ độc tố sau một dài hoạt động căng thẳng. Ngoài ra, giấc ngủ có công dụng giúp giải toả tinh thần và tăng cường sự minh mẫn của trí não.

Việc ngủ đủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đến sự tăng trưởng của trẻ. Khoảng 25% chiều cao tự nhiên của trẻ được quyết định bởi giấc ngủ. Khi ngủ, cơ thể chuyển hóa và tổng hợp chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển chiều cao cân nặng một cách hiệu quả.

Đặc biệt, trong giai đoạn ngủ sâu từ 10 giờ tối đến 1 giờ sáng, tuyến yên sản xuất lượng hormone tăng trưởng nhiều hơn rất nhiều so với các thời điểm khác trong ngày. Ngoài ra, thiếu ngủ đã được chứng minh có mối quan hệ với nguy cơ béo phì, một yếu tố cản trở sự phát triển chiều cao.

Tóm lại, để tối ưu hóa sự phát triển chiều cao cho trẻ, cha mẹ cần đảm bảo rằng trẻ đi ngủ đúng giờ, có giấc ngủ đủ và trong tư thế ngủ thích hợp. Ngủ đúng giờ là một trong các bí quyết để giúp trẻ tăng chiều cao hiệu quả ở mọi độ tuổi mà ba mẹ không nên bỏ qua.

2. Nên đi ngủ lúc mấy giờ để tăng chiều cao cho trẻ

Trẻ cần ngủ đủ giấc để phát triển chiều cao tối ưu. Hormone tăng trưởng (GH) do tuyến yên sản sinh đóng vai trò then chốt trong quá trình này. Hormone này được tiết ra nhiều nhất vào ban đêm, đặc biệt trong 2 khung giờ vàng: từ 10 giờ tối đến 1 giờ sáng và từ 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng. Lúc này, trẻ nên ở trạng thái ngủ sâu, từ đó giúp cơ thể hấp thụ hiệu quả hormone tăng trưởng, kích thích xương dài ra.

Ngủ lúc mấy giờ để tăng chiều cao hiệu quả
Mẹ nên cho bé đi ngủ trước 10 giờ tối và dậy sau 7 giờ sáng để cao lớn hiệu quả

Vì vậy, bằng cách tận dụng hiệu quả hai khoảng thời gian “vàng” này, cha mẹ có thể đóng góp lớn vào việc giúp con phát triển chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, để thực hiện điều này, quý phụ huynh nên đảm bảo rằng con đi ngủ sớm, tốt nhất là từ 20:30 và không muộn hơn 21:30, và để con thức dậy sau 7 giờ sáng vào ngày hôm sau.

Ngủ mấy tiếng để tăng chiều cao? Theo Tổ chức Giấc ngủ khuyến cáo thời gian đi ngủ đối với trẻ ở các độ tuổi như sau:

Độ tuổi Thời gian ngủ cần thiết (giờ/ngày)
0-3 tháng tuổi 14-17
4-11 tháng tuổi 12-15
12-24 tháng tuổi 11-14
3-5 tuổi 10-13
6-13 tuổi 9-11
14-17 tuổi 8-10
18-64 tuổi 7-9
Trên 65 tuổi 7-8

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ

Chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển chiều cao của trẻ, đặc biệt trong giai đoạn dậy thì. Có nhiều yếu tố khác nhau tác động đến giấc ngủ của con, bao gồm ánh sáng, âm thanh, nhiệt độ phòng, độ ẩm và sự thoải mái. Đảm bảo các yếu tố sau đây sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và thúc đẩy quá trình tăng trưởng chiều cao của con.

Các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ
Một giấc ngủ ngon phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Ánh sáng

Ánh sáng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chu kỳ thức-ngủ của trẻ. Ánh sáng ban ngày kích thích sản xuất melatonin, hormone điều chỉnh giấc ngủ. Khi đêm đến, môi trường tối sẽ giúp cơ thể con tăng cường tiết melatonin, dẫn đến buồn ngủ và giấc ngủ sâu hơn.

Âm thanh

Tiếng ồn có thể gây ra sự khó chịu, cản trở giấc ngủ sâu và làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ của con. Môi trường yên tĩnh sẽ giúp con thư giãn và dễ dàng chìm vào giấc ngủ.

Khuyến nghị: Giảm thiểu tiếng ồn từ bên ngoài bằng cách đóng cửa sổ phòng ngủ của con, sử dụng chất cách âm hoặc máy phát âm thanh trắng để tạo ra tiếng ồn đồng nhất, giúp lọc tiếng ồn khác.

Nhiệt độ phòng

Nhiệt độ phòng quá cao hoặc quá thấp đều có thể gây khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ của con. Nhiệt độ lý tưởng cho giấc ngủ tốt nằm trong khoảng 18-22°C. Ba mẹ nên sử dụng máy điều hòa hoặc quạt để duy trì nhiệt độ phòng ngủ của con trong khoảng lý tưởng. Đồng thời, Cho bé mặc quần áo thoải mái và sử dụng chăn mỏng hoặc nặng phù hợp với nhiệt độ cho con.

Sự thoải mái

Nệm, gối và tư thế nằm ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp con cảm thấy thoải mái và dễ chìm vào giấc ngủ sâu. Sự khó chịu có thể dẫn đến mất ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và quá trình phát triển chiều cao của con.

Khuyến nghị: Lựa chọn nệm và gối phù hợp với cơ thể con, đảm bảo đủ độ cứng và hỗ trợ tốt cho cột sống. Khuyến khích con thay đổi tư thế nằm ngủ để tránh đau nhức hoặc tê tấy. Tạo một môi trường yên tĩnh, thoải mái và dễ chịu trong phòng ngủ của con.

Việc đảm bảo cho con có giấc ngủ đủ giấc và chất lượng có thể giúp con phát triển chiều cao vượt trội so với bố mẹ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy tham khảo bài viết ‘Bố mẹ thấp con có cao được không‘ nhé.”

4. Các chu kỳ giấc ngủ của trẻ

Trong quá trình ngủ, cơ thể sẽ trải qua nhiều giai đoạn ngủ khác nhau, mỗi giai đoạn có vai trò và tác động riêng biệt. Đảm bảo con có giấc ngủ đầy đủ và trải qua các giai đoạn ngủ cần thiết là điều vô cùng quan trọng để kích thích tối đa quá trình phát triển chiều cao.

Giai đoạn ngủ nhẹ: Đây là giai đoạn khởi đầu của giấc ngủ, khi cơ thể bắt đầu chuyển từ trạng thái tỉnh táo sang thư giãn và buồn ngủ. Mặc dù không phải giai đoạn ngủ sâu nhất, nhưng giai đoạn này vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cơ thể cho các giai đoạn ngủ sâu hơn. Thời lượng lý tưởng cho giai đoạn ngủ nhẹ là khoảng 20-30 phút trong mỗi chu kỳ ngủ.

Giai đoạn ngủ sâu: Đây là giai đoạn ngủ sâu nhất, khi hoạt động não bộ giảm xuống mức thấp nhất và cơ thể hoàn toàn thư giãn. Trong giai đoạn này, cơ thể tập trung phục hồi và tăng trưởng, bao gồm cả quá trình phát triển chiều cao. Đặc biệt, giai đoạn ngủ sâu cũng là lúc cơ thể tiết ra nhiều hormone tăng trưởng như hormone tăng trưởng (GH) và hormone giới tính, góp phần thúc đẩy sự phát triển chiều cao. Thời lượng lý tưởng cho giai đoạn ngủ sâu là khoảng 1-2 giờ trong mỗi đêm.

Giai đoạn ngủ REM (Rapid Eye Movement): Trong giai đoạn này, hoạt động não bộ tăng lên đáng kể và mắt di chuyển nhanh dưới mi mắt. Đây cũng là lúc con thường có những giấc mơ. Mặc dù không liên quan trực tiếp đến sự phát triển chiều cao, nhưng giai đoạn ngủ REM vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển não bộ và hệ thần kinh của trẻ. Thời lượng lý tưởng cho giấc ngủ REM là khoảng 1-2 giờ mỗi đêm.

5. Bí quyết để trẻ ngủ ngon tăng chiều cao nhanh chóng

Sau khi đã có câu trả lời cho câu hỏi “Ngủ lúc mấy giờ để tăng chiều cao?“. Việc tiếp theo ba mẹ cần quan tâm là làm sao để trẻ ngủ ngon. Dưới đây là những bí quyết dành cho ba mẹ để bé đi ngủ đúng giờ và ngon giấc để tăng chiều cao hiệu quả:

Không ăn quá no gần sát giờ đi ngủ

Việc cho trẻ ăn quá no trước khi đi ngủ có thể làm cho bé cảm thấy đầy bụng, không thoải mái và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé.

Khi giấc ngủ bị ảnh hưởng, hormone tăng trưởng cũng bị hạn chế. Điều này là lý do tại sao cha mẹ nên tránh cho trẻ ăn quá no hoặc uống sữa gần sát giờ đi ngủ.

Cách giúp trẻ ngủ tăng chiều cao
Không nên cho trẻ ăn quá no sát giờ đi ngủ

Xây dựng thói quen tốt trước khi ngủ

Trước khi bé đi ngủ, cha mẹ nên thực hiện trình tự các bước như đánh răng, thay quần áo, sau đó đưa bé lên giường. Mẹ có thể cho bé tham gia các hoạt động như đọc sách, thơ, kể chuyện, hoặc phát nhạc nhẹ trước khi ngủ. Việc thực hiện những hoạt động này mỗi tối giúp xây dựng thói quen cho bé, giúp bé hiểu và xác định thời gian đi ngủ của mình.

Đọc sách trước khi đi ngủ giúp bé ngủ ngon
Xây dựng cho bé những thói quen tốt trước giờ đi ngủ

Không để trẻ trong tình trạng hưng phấn

Trước khi bé đi ngủ, hãy tránh tuyệt đối cho bé tham gia nô đùa, chơi các trò cảm giác mạnh, xem TV hoặc sử dụng điện thoại. Nguyên nhân là do khi não bị kích thích hoặc trong tình trạng hưng phấn, bé sẽ gặp khó khăn khi cố gắng vào giấc ngủ.

Điều này còn đặc biệt quan trọng vì khi hệ thần kinh của bé bị kích thích trong thời gian ngủ, bé có thể dễ dàng giật mình và tỉnh giấc nửa chừng. Tất cả những điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ và sự phát triển tổng thể của bé.

Môi trường ngủ an toàn, thoải mái

Hãy luôn đảm bảo phòng ngủ của trẻ luôn sạch sẽ, thông thoáng và mát mẻ. Đặc biệt là không bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là tiếng ồn. Ngoài ra, phòng ngủ không được quá tối, cũng không cần quá sáng. Nên để ánh sáng dịu và nhẹ để bé cảm thấy an toàn và dễ chịu.

Tạo môi trường ngủ an toàn và thoải mái cho bé
Đảm bảo môi trường ngủ của bé luôn thoải mái

Nếu bé ngủ riêng một mình, hãy đảm bảo các vấn đề an toàn, từ giường ngủ, nệm ngủ đến các yếu tố khách quan khác. Một lựa chọn tốt là lắp đặt camera để giúp ba mẹ theo dõi một cách thuận tiện. Tuy nhiên, quan trọng nhất là thiết kế phòng ngủ theo sở thích của bé, để bé cảm thấy thú vị với phòng riêng của mình và cảm thấy an tâm, thoải mái trong quá trình ngủ.

Ngủ đúng tư thế giúp tăng chiều cao

Như đã được đề cập trước đó, giấc ngủ tác động đến chiều cao của trẻ thông qua tư thế ngủ. Vì vậy, cha mẹ cần đảm bảo rằng bé có tư thế ngủ tăng chiều cao thoải mái, cụ thể là nằm ngửa và thẳng người. Đồng thời, nệm ngủ nên có độ cứng vừa phải, không quá cứng cũng không quá mềm. Đặc biệt, không nên để bé sử dụng gối đầu quá cao để tránh tình trạng gù lưng, vẹo cổ và vai.

Cho bé ngủ đúng tư thế
Nên cho bé ngủ đúng tư thế

Không ngủ nhiều vào ban ngày

Ngoài ra, ba mẹ cần lưu ý không nên cho trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày. Khi cho bé ngủ trưa quá lâu hoặc ngủ quá nhiều vào ban ngày sẽ khiến bé trằn trọc và khó ngủ vào ban đêm. Ngoài ra, ngủ ngày nhiều còn ảnh hưởng không tốt đến khả năng ghi nhớ của trẻ.

Không nên cho bé ngủ nhiều vào ban ngày
Không nên cho bé ngủ quá nhiều vào ban ngày

Thay vào đó, ban ngày hãy khuyến khích bé vận động nhiều hơn bằng các bài tập thể thao tăng chiều cao. Vận động hợp lý là cách để bé giải phóng năng lượng, đồng thời kích thích tuyến yên tiết hormone tăng trưởng nhiều hơn, nhờ đó, cải thiện chiều cao tích cực.

Ngoài giấc ngủ, việc bổ sung cho bé các thực phẩm tăng chiều cao phù hợp và xây dựng một thói quen chơi thể thao đều đặn đều cần thiết để giúp bé đạt được chiều cao tối ưu. Do đó, ba mẹ không nên lơ là các yếu tố này nhé, một chiều cao mơ ước là sự kết hợp bởi nhiều yếu tố như di truyền, giấc ngủ, dinh dưỡng và thể thao.

Tóm lại, việc tạo ra một thói quen ngủ đều đặn và đảm bảo cho trẻ có giấc ngủ sâu là vô cùng quan trọng, bởi từ đó cơ thể trẻ sẽ có thời gian phục hồi và phát triển. Vì thế, ba mẹ cần đặc biệt quan tâm và theo dõi sát sao quá trình phát triển của trẻ. Và HIUP – sữa non chuyên biệt tăng chiều cao – sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy, chia sẻ những vất vả này với ba mẹ trong hành trình cùng con trẻ lớn lên. Hãy gọi cho HIUP để được tư vấn ngay lập tức ba mẹ nhé!

Một thắc mắc rất được quan tâm ngoài “Nên ngủ mấy giờ để tăng chiều cao” chính là “Ngủ trưa có giúp tăng chiều cao không?” Để giải đáp cho câu hỏi này, ba mẹ hãy đọc bài qua bài viết của HIUP.

Author

Dương Hoàng Thanh

Tôi là Dương Hoàng Thanh, chuyên gia dinh dưỡng với hơn 3 năm kinh nghiệm, chuyên tư vấn dinh dưỡng cho trẻ em. Tại HIUP, tôi chịu trách nhiệm về nội dung, luôn nỗ lực mang đến những giải pháp dinh dưỡng sáng tạo để hỗ trợ phát triển toàn diện cho các bé. Với kiến thức chuyên sâu và tâm huyết, tôi cam kết cung cấp thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng. Liên hệ với tôi để cùng xây dựng tương lai khỏe mạnh cho thế hệ mai sau

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *