3 giai đoạn vàng phát triển trí não thai nhi ba mẹ cần biết!

Giai đoạn vàng phát triển trí não thai nhi

Hiểu rõ giai đoạn vàng phát triển trí não thai nhi chính là chìa khóa giúp cha mẹ mở ra cánh cửa tương lai tươi sáng cho con của mình. Và trong bài viết này, HIUP sẽ cung cấp cho ba mẹ thông tin chi tiết về các giai đoạn vàng phát triển trí não thai nhi, những yếu tố ảnh hưởng cũng như cách tối ưu hóa sự phát triển của bé giúp bé yêu có một khởi đầu vững chắc.

1. Các giai đoạn vàng phát triển trí não thai nhi

1.1. Giai đoạn đầu (tuần 1 – tuần 12)

Đây là thời điểm quan trọng, cũng là một giai  cho sự hình thành não bộ thai nhi. Từ ngày thứ 16 sau khi thụ thai, hệ thần kinh của bé bắt đầu phát triển, tạo ra các nếp gấp, rãnh và dần hình thành ống thần kinh. 

Ngay tuần thứ 6-7 của thai kỳ thì ống thần kinh của bé đã hoàn thiện và phân chia thành ba phần chính: tiền đình, não giữa, và não sau, sau đó phát triển thành năm khu vực chính của não bộ. Lúc này, bé con đã bắt đầu tạo ra một số cử động sớm, chẳng hạn như cuộn tròn vào vị trí.

Để có thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé, trong giai đoạn này mẹ nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất như:

  • Acid folic – Đây là một dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của hệ thần kinh của bé. Khuyến cáo mẹ nên bổ sung 400mcg acid folic mỗi ngày để ngăn ngừa các dị tật ống thần kinh cho con.
  • Canxi hỗ trợ tránh thiếu máu và loãng xương cho mẹ về sau.
  • Sắt và Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí não của thai nhi, hỗ trợ sự hình thành của tế bào hồng cầu, cơ bắp, mạch máu, và cần thiết cho quá trình tạo máu.
Các giai đoạn vàng phát triển trí não thai nhi
Mẹ nên ăn uống đa dạng thực phẩm để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho bé

1.2. Giai đoạn giữa (tuần 13 – tuần 27)

Trong giai đoạn này, não bộ của bé bắt đầu xuất hiện myelin xung quanh dây thần kinh, giúp tăng tốc độ truyền tín hiệu, và myelin tiếp tục phát triển cho đến khi bé được một tuổi. Và đặc biệt, có hơn 250.000 tế bào được hình thành mỗi phút.

Vào tuần 16, bé con đã bắt đầu biết bú và nuốt. Đến tuần 18, mẹ sẽ bắt đầu cảm nhận được những cú đạp đầu tiên của con. Tuần 21, bé bắt đầu phát triển vị giác và nuốt vài chục mL nước ối mỗi ngày. Đến tuần 24, một phản xạ quan trọng khác của con xuất hiện là nháy mắt. 

Tuần 27, lúc này ba mẹ có thể dùng nhạc kích thích não bộ của con bởi con đã bắt đầu phản ứng với âm thanh bên ngoài và thậm chí quay đầu về phía giọng nói của ba mẹ. Đây chính là thời điểm khu vực não bộ của bé dần hoàn thiện và chuyên biệt hóa.

Do đó, ngoài việc tiếp tục bổ sung acid folic, sắt, và canxi, mẹ cũng cần bổ sung thêm kẽm với liều lượng 20mg/ngày nhằm giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh về cân nặng và chiều cao. Lưu ý, mẹ bầu chỉ cần tăng khẩu phần ăn thêm 300 – 400 kcal/ngày. Tránh việc ăn uống quá nhiều gây tăng cân, ảnh hưởng đến vóc dáng và tâm lý sau sinh. Ngoài ra còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như tiểu đường, tăng huyết áp, và tiền sản giật trong thai kỳ.

Giai đoạn giữa (tuần 13 - tuần 27)
Xuất hiện của lớp bảo vệ myelin xung quanh dây thần kinh trong giai đoạn vàng phát triển trí não thai nhi

1.3. Giai đoạn cuối (tuần 28 đến khi sinh)

Vào tuần 28, hệ thần kinh trung ương của bé đã có khả năng điều khiển nhịp thở và kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Lúc này, hoạt động sóng não của bé cũng bắt đầu xuất hiện chu kỳ giấc ngủ và có giấc mơ. Ba mẹ cần lưu ý rằng não bộ của con sẽ phát triển nhanh chóng nhất trong 13 tuần cuối của thai kỳ, với trọng lượng tăng gấp ba lần, từ khoảng 100g lên đến gần 300g

Bề mặt não của con cũng bắt đầu có nhiều rãnh và nếp nhăn. Tiểu não lúc này cũng phát triển nhanh với diện tích bề mặt tăng lên gấp 30 lần chỉ trong vòng 16 tuần cuối của thai kỳ. Vỏ não của bé cũng phát triển nhưng chỉ bắt đầu hoạt động thực sự khi bé sắp chào đời. 

Ngoài ra, kích thước não bộ cũng đã đạt khoảng 80% kích thước của người trưởng thành lúc sinh. Trong giai đoạn này, thai nhi cũng phát triển các giác quan như thị giác, thính giác, vị giác và xúc giác, cùng với khả năng học tập và ghi nhớ bắt đầu hình thành.

Lưu ý, để hỗ trợ quá trình phát triển vượt bậc về cân nặng của bé trong 3 tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu cần tăng khẩu phần ăn thêm khoảng 400 kcal/ngày. Ngoài việc tăng khẩu phần ăn, mẹ cũng cần bổ sung thêm một số dưỡng chất như: 

  • Vitamin C từ các nguồn thực phẩm như cam, dâu tây, ớt chuông để giúp cơ thể hấp thụ sắt và canxi hiệu quả hơn, đồng thời giảm nguy cơ vỡ ối và sinh non. 
  • Chất xơ từ các loại rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và tránh các thực phẩm khó tiêu hóa để giảm áp lực lên vùng chậu và bàng quang, dẫn đến tình trạng táo bón và đầy bụng ở mẹ bầu do sự thay đổi hormone và sự phát triển của thai nhi. 
  • DHA: 140mg/ngày nhằm hỗ trợ trí não và thị giác.
  • Choline: 450mg/ngày kết hợp với DHA bảo vệ tế bào thần kinh.
  • Canxi và Vitamin D: 1000mg Canxi và 60 IU Vitamin D/ngày cho xương, răng và hệ cơ chắc khỏe.
  • Prebiotics: 28g/ngày tăng cường hệ miễn dịch và bổ sung lợi khuẩn.
Giai đoạn cuối (tuần 28 đến khi sinh)
Não bộ của thai nhi trải qua quá trình phát triển và hoàn thiện mạnh mẽ

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí não thai nhi

2.1. Dinh dưỡng

Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng và giàu dưỡng chất như axit folic, DHA, omega-3, DHA, protein, iốt, sắt, kẽm, đồng,…là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Việc mẹ bầu thiếu hụt dinh dưỡng có thể khiến con chậm phát triển trí tuệ, suy giảm trí nhớ, và thậm chí là rối loạn hành vi.

Ví dụ: Khi mẹ bầu bổ sung sắt sẽ giúp con phát triển trí não, bổ sung kẽm sẽ hỗ trợ sự tăng trưởng của bào thai, bổ sung selen giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh, iốt hỗ trợ phát triển tuyến giáp và hệ thần kinh hay folate giúp con hình thành ống thần kinh và vitamin A hỗ trợ phát triển tế bào, não bộ.

Lưu ý, một số thực phẩm mẹ nên và không nên ăn:

  • Thực phẩm nên ăn: Mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm giàu DHA, Omega-3 như cá, hạt chia, axit folic từ rau lá xanh, đậu, ngũ cốc, và protein từ thịt nạc, trứng, sữa.
  • Thực phẩm không nên ăn: Mẹ bầu cần tránh các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ và chất béo không lành mạnh, rượu, và cafein.
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí não thai nhi
Mẹ cần đảm bảo đủ dưỡng chất để bé phát triển lành mạnh

2.2. Môi trường sống

Tiếng ồn lớn, ánh sáng mạnh, và môi trường xung quanh căng thẳng có thể gây hại cho sự phát triển não bộ và thị giác của thai nhi. Ngoài ra còn khiến con tăng nguy cơ rối loạn học tập và tình trạng suy giảm trí nhớ. 

Chính vì thế, ba mẹ cần đảm bảo cho con một môi trường yên tĩnh, an toàn và thoải mái nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển não bộ của con đồng thời giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh cũng như các vấn đề về trí nhớ sau sinh.

Môi trường sống xung quanh mẹ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi
Môi trường sống xung quanh mẹ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi

2.3. Tâm lý và cảm xúc của mẹ bầu

Tâm trạng của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển não bộ của bé yêu. Khi mẹ bầu bị stress, trầm cảm, và căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến việc bé con chậm phát triển, giảm IQ. Ngoài ra, nếu mẹ thường xuyên trong tâm trạng tồi tệ khi mang thai thì bé sẽ thường gặp vấn đề về phát triển ngôn ngữ và giao tiếp sau này.

Để giảm căng thẳng và duy trì tâm trạng tích cực, mẹ bầu có thể tập Yoga, xem phim, đi dạo thường xuyên, và tìm kiếm các hoạt động giải trí giúp tinh thần thoải mái. Đặc biệt, sự quan tâm chăm sóc từ ba cũng là yếu tố quan trọng giúp cải thiện tâm trạng của mẹ, hỗ trợ sự phát triển trí não cho bé. 

Sự quan tâm chăm sóc từ ba cũng là yếu tố quan trọng giúp cải thiện tâm trạng của mẹ
Sự quan tâm chăm sóc từ ba cũng là yếu tố quan trọng giúp cải thiện tâm trạng của mẹ

3. Cách tối ưu hóa sự phát triển não bộ thai nhi trong giai đoạn vàng 

3.1. Dinh dưỡng hợp lý

Mẹ bầu cần duy trì một chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu để hỗ trợ sự phát triển não bộ và sức khỏe toàn diện của thai nhi.

Các loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng thiết yếu mẹ cần lưu ý:

  • DHA: Có trong cá hồi, cá thu, quả óc chó, hỗ trợ phát triển thị giác, trí nhớ và khả năng học tập của bé.
  • EPA: Có trong cá ngừ, cá thu, hạt chia, giúp phát triển hệ thần kinh và chức năng nhận thức.
  • Axit folic: Có trong rau xanh, bông cải xanh, đậu lăng, giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh.
  • Choline: Có trong lòng đỏ trứng, gan, cá, hỗ trợ trí nhớ và khả năng học tập.
  • Omega-3: Có trong các loại cá béo và hạt lanh, cải thiện trí nhớ và tốt cho sự phát triển hệ thần kinh.
  • I-ốt: Quan trọng cho sự phát triển hệ thần kinh, cần thiết cho cả mẹ và bé, có trong hải sản và muối i-ốt.
  • Sắt: Có trong thịt đỏ, rau xanh đậm, và các loại đậu, cung cấp oxy cho não bộ, giúp bé phát triển khỏe mạnh.
Dinh dưỡng hợp lý
Mẹ cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất đảm bảo sức khỏe toàn diện của thai nhi

3.2. Hoạt động tương tác

Ba mẹ nên thường xuyên trò chuyện và hát cho thai nhi nghe bằng giọng điệu nhẹ nhàng, vui vẻ để bé có thể cảm nhận được âm thanh và giọng nói của mẹ, giúp kích thích sự phát triển não bộ và khả năng ngôn ngữ của bé. Hát ru mỗi tối trước khi ngủ không chỉ giúp bé phát triển trí não mà còn tạo ra một mối liên kết gần gũi giữa mẹ và bé.

Bên cạnh đó, việc massage bụng mẹ bầu là một cách tuyệt vời để bé cảm nhận được sự hiện diện của mẹ. Việc massage nhẹ nhàng giúp tăng cường sự gắn kết giữa mẹ và bé, đồng thời mang lại cảm giác thư giãn và thoải mái cho cả mẹ và thai nhi.

Hoạt động tương tác
Giao tiếp nhiều với con yêu sẽ giúp con cảm nhận được sự hiện diện của mẹ

3.3. Thực hành thể chất

Một trong những việc làm giúp tối ưu hóa sự phát triển của bé đó là việc mẹ bầu nên duy trì các hoạt động thể chất nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, hoặc bơi lội. Những bài tập này không chỉ giúp mẹ bầu giữ được sự linh hoạt và giảm căng thẳng, mà còn hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của con yêu.

Việc vận động thường xuyên còn giúp tăng cường tuần hoàn máu, cung cấp oxy tốt hơn cho thai nhi, đồng thời giảm nguy cơ biến chứng trong thai kỳ. Đối với mẹ bầu, tập thể dục giúp cải thiện giấc ngủ, giảm đau lưng, và duy trì cân nặng hợp lý, đồng thời chuẩn bị tốt hơn cho quá trình sinh nở.

Tập thể dục giúp chuẩn bị tốt hơn cho quá trình sinh nở
Tập thể dục giúp chuẩn bị tốt hơn cho quá trình sinh nở

3.4. Khám thai định kỳ

Ba mẹ cần theo dõi sức khỏe thai nhi thường xuyên để nhận được sự tư vấn từ bác sĩ nhằm đảm bảo chế độ chăm sóc phù hợp cho sự phát triển của bé. Hơn nữa, việc khám thai định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của thai nhi, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời. 

Bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên về dinh dưỡng, lối sống, và cách chăm sóc thai nhi cho mẹ bầu một cách tốt nhất
Bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên về dinh dưỡng, lối sống, và cách chăm sóc thai nhi cho mẹ bầu một cách tốt nhất

Sự phát triển não bộ của thai nhi là một hành trình đầy kỳ diệu, việc cha mẹ hiểu rõ và tận dụng tốt giai đoạn này chính là bước đầu tiên để tạo dựng một tương lai tươi sáng cho con yêu. 

Thấu hiểu được tầm quan trọng của giai đoạn vàng phát triển trí não thai nhi, thương hiệu HIUP luôn đồng hành cùng các bậc cha mẹ, cung cấp những sản phẩm dinh dưỡng và thông tin hữu ích, giúp cha mẹ trang bị đầy đủ kiến thức về thai giáo, dinh dưỡng, và chăm sóc sức khỏe để mang lại cho bé một khởi đầu tốt đẹp nhất.

Chia sẻ

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *