[GIẢI ĐÁP] Đeo tạ chân có tăng chiều cao không? Tìm hiểu sự thật

Đeo tạ chân có tăng chiều cao không

Đeo tạ chân là một phương pháp tập luyện được nhiều người áp dụng với mong muốn không chỉ cải thiện sức mạnh mà còn tăng chiều cao. Tuy nhiên, câu hỏi liệu đeo tạ chân có tăng chiều cao không vẫn đang gây tranh cãi. Cùng HIUP đi tìm câu trả lời trong bài viết sau. 

1. Đeo tạ chân có tác dụng gì? Đeo tạ chân có tăng chiều cao không?

Tạ chân là dụng cụ thể thao được làm từ vải bền hoặc neoprene, bên trong chứa túi cát hoặc miếng kim loại để tạo trọng lượng và được gắn vào cổ chân nhằm tăng cường hiệu quả tập luyện. Tuy nhiên nhiều người lo ngại đeo tạ chân sẽ không cao được. Vậy đeo tạ chân có tăng chiều cao không? Câu trả lời là đeo tạ chân không trực tiếp giúp tăng chiều cao.

Chiều cao chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố di truyền, dinh dưỡng, giấc ngủ và lối sống. Trong giai đoạn phát triển, các đĩa sụn tăng trưởng ở xương dài quyết định chiều cao, nhưng khi các đĩa sụn này đã đóng lại (sau tuổi dậy thì), việc tăng chiều cao tự nhiên sẽ dừng lại. 

Đeo tạ chân có tăng chiều cao không?
Đeo tạ chân không trực tiếp giúp tăng chiều cao

Tuy nhiên, đeo tạ chân kết hợp với một số bài tập tăng chiều cao khác có thể cải thiện phần nhỏ chiều cao. Ngoài ra, đeo tạ chân khi tập còn giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, vóc dáng trông cao hơn và thon gọn hơn.

2. Nguyên tắc đeo tạ chân đúng cách để hỗ trợ tăng chiều cao

Đeo tạ chân có tăng chiều cao không còn phụ thuộc vào cách tập luyện. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả như ý muốn và đảm bảo an toàn, người tập cần tuân thủ ba nguyên tắc cơ bản khi thực hiện bài tập với tạ chân.

2.1. Khởi động trước khi tập

Đeo tạ chân khi tập luyện giúp nâng cao sức khỏe, độ dẻo dai và rắn chắc cho đôi chân. Tuy nhiên, các bài tập nặng kết hợp với việc vận động liên tục có thể gây mệt mỏi và nguy cơ chấn thương. Chính vì thế trước khi tập, bạn cần khởi động kỹ càng. 

Khởi động giúp thả lỏng cơ, thúc đẩy lưu thông khí huyết và hạn chế chuột rút, co cứng cơ hay gặp chấn thương. Thông thường, chỉ cần thực hiện các động tác khởi động nhẹ nhàng khoảng 5 – 10 phút trước khi bắt đầu bài tập chính.

Khởi động nhẹ nhàn
Khởi động nhẹ nhàng 5 – 10 phút trước khi tập

2.2. Lựa chọn trọng lượng tạ phù hợp

Nguyên tắc tiếp theo là lựa chọn tạ có trọng lượng phù hợp với cơ thể, sức khỏe và mức chịu đựng của bản thân. Bạn không nên chọn tạ quá nhẹ, vì sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn, tuy nhiên cũng cần cẩn trọng khi chọn tạ quá nặng vì có thể gây chấn thương như chuột rút, căng cơ, hay viêm khớp.

Lựa chọn trọng lượng tạ phù hợp
Bạn nên dựa theo mức chịu đựng của bản thân để chọn trọng lượng tạ phù hợp

Khi mới bắt đầu đeo tạ chân luyện tập, bạn chỉ nên chọn trọng lượng từ 1 – 2 kg, kết hợp với các bài tập nhẹ nhàng. Sau đó, bạn có thể tăng dần độ khó và trọng lượng tạ khi cơ thể quen với cường độ tập luyện. Hãy linh hoạt điều chỉnh trọng lượng tạ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn.

2.3. Cách tập luyện hiệu quả 

Các bài tập với tạ đeo chân thường khá nặng và yêu cầu vận động liên tục, dễ gây chấn thương nếu không tập đúng cách. Bạn nên có quãng nghỉ ngắn để thả lỏng cơ chân và thúc đẩy lưu thông khí huyết, tránh cố gắng tập liên tục trong thời gian dài để ngăn ngừa tổn thương cơ.

Tốt nhất, để đảm bảo an toàn, bạn nên đeo tạ chân tập khoảng 30 – 45 phút mỗi ngày và tư 3 đến 4 lần mỗi tuần để các khớp có thời gian thư giãn và phục hồi.

3. Các bài tập kết hợp với đeo tạ chân hỗ trợ tăng chiều cao

Đeo tạ chân là phương pháp hiệu quả giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, đặc biệt ở chân và hông. Kết hợp với các bài tập phù hợp, bạn có thể cải thiện chiều cao, độ bền và sức mạnh, tối ưu hóa hiệu quả tập luyện. Dưới đây là một số bài tập kết hợp với tạ chân nên áp dụng:

  • Đi bộ và chạy bộ: Đi bộ hoặc chạy bộ cùng tạ chân khoảng 30 phút mỗi ngày sẽ giúp xương chân chắc khỏe dẻo dai từ đó cải thiện chiều cao. 
  • Hít xà đơn: Các bài tập xà thông thường kết hợp đeo tạ chân làm kéo giãn xương chân ở thân dưới. Sau khi thả lỏng và kéo giãn cơ thể, sử dụng lực ở cánh tay và bả vai thực hiện động tác hít xà lên xuống 10 – 15 cái, sau đó nghỉ thả lỏng 5 phút trước khi tiếp tục. 
Các bài tập kết hợp với đeo tạ chân
Hít xà đơn sẽ làm kéo giãn xương chân ở thân dưới
  • Nằm đá chân: Đây là bài tập tác động vào nhóm cơ chân, giúp cải thiện chiều cao. Để thực hiện động tác này, bạn nằm ngửa trên sàn, hai tay dọc theo cơ thể. Sử dụng lực của cánh tay và hông nâng chân trái lên khoảng 30 độ, giữ 3 – 5 giây rồi hạ xuống. Lặp lại động tác với chân phải và thực hiện 15 – 20 lần mỗi bên chân.
  • Đá chân lên cao: Một bài tập kết hợp tạ chân giúp cải thiện chiều cao khác là đá chân lên cao. Bạn đứng thẳng thoải mái, lưng và mông thẳng, đá chân lên cao song song với sàn, giữ tư thế 5 giây, rồi từ từ hạ xuống và thực hiện tương tự với bên chân còn lại. 
  • Nâng chân và ngồi trên ghế kéo dài tự nhiên: Đeo tạ vào chân, ngồi trên ghế cao sao cho chân không chạm đất, đùi vuông góc với bắp chân. Ngồi trong khoảng 20 – 30 phút để rèn luyện và kéo dài chân. Sau đó, nhớ tháo tạ ra để thư giãn.
Đeo tạ chân chạy bộ khoảng 30 phút mỗi ngày
Đeo tạ chân chạy bộ khoảng 30 phút mỗi ngày

4. Những lưu ý khi tập đeo tạ chân

Đeo tạ vào chân khi thực hiện các bài tập sẽ hỗ trợ tăng chiều cao nhưng để hạn chế những chấn thương và ảnh hưởng không mong muốn khác, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chỉ tập 30 – 45 phút mỗi ngày và chia thành nhiều quãng nghỉ hợp lý để tránh quá sức.
  • Thực hiện bài tập 3 – 4 lần mỗi tuần với cường độ phù hợp với sức khỏe.
  • Chọn trang phục thể dục co giãn, thoải mái và thấm hút mồ hôi.
  • Ăn nhẹ khoảng 1 giờ trước khi tập để đảm bảo sức khỏe; bổ sung đủ nước trong và sau khi tập.
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là các thực phẩm giàu canxi như trứng, sữa, tôm, cá, cua….
  • Kết hợp tắm nắng từ 9 – 10h sáng mỗi ngày để cơ thể hấp thu vitamin D từ ánh nắng mặt trời để giúp tăng hấp thụ canxi.

5. Kết hợp đeo tạ chân cùng uống sữa HIUP để trẻ cao lớn khỏe mạnh

Sữa HIUP là sản phẩm sữa bột công thức hỗ trợ tăng chiều cao an toàn cho trẻ từ 3 đến 15 tuổi. Sữa có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng, giúp trẻ cải thiện chiều cao và sức khỏe tổng thể. Việc kết hợp đeo tạ chân và uống sữa tăng chiều cao giai đoạn dậy thì sẽ giúp bé có được vóc dáng tốt nhất.

  • Canxi kép thế hệ mới kết hợp canxi hữu cơ từ tảo biển đỏ Aquamin F và hydroxylapatite, giúp nâng cao khả năng hấp thu canxi lên đến 200 lần. 
  • Bộ ba CaD3K2 với vitamin D3 hỗ trợ hấp thu canxi và vitamin K2 gắn canxi vào xương một cách hiệu quả. 
  • Sữa non nhập khẩu từ tập đoàn Bio Group tại Mỹ, chứa nhiều kháng thể IgG, IgA, nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ. 
  • Dưỡng chất 2’FL HMO trong sữa mẹ tạo lớp bảo vệ, ngăn ngừa vi khuẩn. 
  • DHA hỗ trợ phát triển trí não, chất xơ hòa tan FOS cải thiện tiêu hóa, cùng 27 vitamin và khoáng chất thiết yếu khác.
Sữa HIUP với công thức chuyên biệt, hỗ trợ phát triển chiều cao tối ưu
Sữa HIUP với công thức chuyên biệt, hỗ trợ phát triển chiều cao tối ưu

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc biết được đeo tạ chân có tăng chiều cao không. Mặc dù việc đeo tạ chân mang lại nhiều lợi ích, nhưng điều quan trọng là phải kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý và các bài tập phù hợp để đạt được hiệu quả tối ưu. 

Chia sẻ

Author

Dương Hoàng Thanh

Tôi là Dương Hoàng Thanh, chuyên gia dinh dưỡng với hơn 3 năm kinh nghiệm, chuyên tư vấn dinh dưỡng cho trẻ em. Tại HIUP, tôi chịu trách nhiệm về nội dung, luôn nỗ lực mang đến những giải pháp dinh dưỡng sáng tạo để hỗ trợ phát triển toàn diện cho các bé. Với kiến thức chuyên sâu và tâm huyết, tôi cam kết cung cấp thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng. Liên hệ với tôi để cùng xây dựng tương lai khỏe mạnh cho thế hệ mai sau

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *