7 dấu hiệu trẻ không hợp sữa công thức ba mẹ cần lưu ý

dấu hiệu trẻ không hợp sữa công thức

Việc lựa chọn sữa công thức phù hợp cho trẻ là mối quan tâm hàng đầu của nhiều bậc cha mẹ. Tuy nhiên, không phải loại sữa công thức nào cũng thích hợp với tất cả trẻ em. Dưới đây sẽ là một số dấu hiệu trẻ không hợp sữa công thức mà HIUP muốn chia sẻ để giúp cha mẹ kịp thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện cho con yêu. 

1. Dấu hiệu trẻ không hợp sữa công thức

1.1 Tiêu chảy, táo bón

Sau khi bé uống sữa công thức, nếu mẹ phát hiện trẻ có một số triệu chứng như đau bụng hay tiêu chảy, nguyên nhân lớn là do bé không phù hợp với loại sữa mẹ đang sử dụng. Lúc này, mẹ cần ngừng ngay việc cho con sử dụng sản phẩm, nếu thời gian tiêu chảy kéo dài kèm theo có lẫn máu, mẹ cần đưa bé đến bác sĩ nhanh chóng để kiểm tra sức khỏe.

1.2 Nôn trớ ra sữa

Dấu hiệu thứ hai là việc bé thường xuyên nôn trớ hoặc gặp khó khăn khi nuốt sữa. Đây cũng là một trong những dấu hiệu bé bị dị ứng với sữa công thức mẹ đang dùng, mẹ phải thay sữa cho con và đưa đi khám bác sĩ để tránh những trường hợp không mong muốn xảy ra.

1.3 Trẻ quấy khóc, cáu gắt

Việc trẻ quấy khóc thường xuyên, hay cáu gắt vô cơ trong một thời gian dài, đây cũng là dấu hiệu cho thấy bé bị đau dạ dày hoặc đau bụng do dị ứng với protein có trong sữa.

1.4 Phát ban, nổi mẩn đỏ

Nổi mẩn đỏ ngay sau khi uống sữa là một trong những dấu hiệu nhận biết trẻ bị dị ứng với sữa mẹ đang dùng, đặc biệt là vùng xung quanh miệng và mặt của bé. Các vết mẩn đỏ này có thể gây ngứa ngáy cho bé và có hình dạng mụn li ti như phát ban, thậm chí có thể dẫn đến việc sưng phồng.

Phát ban, nổi mẩn đỏ
Khi dị ứng với sữa, bé sẽ quấy khóc thường xuyên

1.5 Trẻ ít bú, biếng ăn

Khi không cảm thấy ngon miệng, bé sẽ không cảm thấy hứng thú khi bú sữa, điều này chứng tỏ bé không thích loại sữa đang uống. Lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng bé biếng ăn. Hơn nữa, khi bị dị ứng trẻ cũng sẽ quấy khóc và ít vận động, chơi đùa hơn. Nguyên nhân chủ yếu là vì bé không được cung cấp đủ năng lượng để hoạt động. 

1.6 Chững cân hoặc không tăng cân

Khi gặp các vấn đề như nôn mửa thường xuyên hay tiêu chảy, cơ thể của bé sẽ thấy mệt mỏi cũng như không có đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể làm cân nặng của bé bị chững lại. Trong lượng của trẻ sơ sinh bình thường sẽ tăng gấp đôi vào tháng thứ 6 tháng thứ 12 sẽ tăng gấp ba lần.

1.7 Trẻ xì hơi nhiều hoặc đầy bụng

Khi cho bé uống sữa công thức, nếu mẹ phát hiện bé thường xuyên xì hơi kèm một số dấu hiệu khó chịu về vấn đề hô hấp, đây là dấu hiệu bé bị dị ứng với protein trong sữa. Ngoài ra còn có một số triệu chứng như khó thở, ho khàn tiếng, chảy nước mũi thường xuyên và có dịch nhầy trong cổ họng. 

Trẻ xì hơi nhiều hoặc đầy bụng
Khi không thích uống sữa, sẽ dẫn đến việc bé ít bé, biếng ăn

2. Nguyên nhân trẻ không hợp sữa công thức

2.1 Do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện

Hệ tiêu hóa của các bé hầu hết chưa hoàn thiện về cả cấu trúc lẫn chức năng, do đó bé rất dễ bị tiêu chảy khi chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức, nhất là bé bị sinh non, hay gặp vấn đề về hệ tiêu hóa hay những bé có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng kém. Đặc biệt là khi mẹ thay đổi sữa, trẻ rất dễ bị tiêu chảy do chưa kịp thích nghi.

2.2 Dị ứng đạm sữa bò

Triệu chứng dị ứng đạm sữa bò ở bé có thể xuất hiện sau khi bé uống sữa khoảng 1-2 giờ. Đó là hiện tượng thường xuyên gặp phải ở trẻ mà ba mẹ cần lưu ý. Khi các thành phần protein có trong sữa bọ được đưa vào cơ thể lại bị hệ thống miễn dịch xem như một tác nhân gây hại cho cơ thể. 

Khi đó, cơ thể bé sẽ tự động kích thích kháng thể IgE để có thể trung hòa được lượng protein nạp vào. Các bé dưới 6 tháng tuổi sẽ gặp phải tình trạng nghiêm trọng hơn như nôn mửa, phân có máu, tiêu chảy hay tiết dịch nhầy. Tình trạng này thường xảy ra ở bé dưới 1 tuổi và sẽ hết sau khi trẻ lên 5 tuổi. 

Dị ứng đạm sữa bò
Lưu ý, dị ứng protein trong sữa bò cũng có thể do di truyền từ gia đình.

2.3 Không dung nạp lactose

Không dung nạp lactose là một trong những nguyên nhân chính làm bé bị tiêu chảy khi ba mẹ đổi sữa uống cho con, khoảng ¾ bé gặp phải vấn đề này. Lactose là một loại đường có mặt hầu hết trong các chế phẩm từ sữa. 

Khi vào cơ thể, loại đường này sẽ được phân tất thành Glucose từ đó hỗ trợ bé làm mềm phân. Ngoài ra nó còn tốt cho hệ miễn dịch cũng như hệ tiêu hóa của bé. Khi bé không thể dung nạp được lactose hay không thể tiêu hóa được chúng, lượng lactose thừa sẽ chuyển hóa thành acid lactic gây ra tình trạng nôn trớ, tiêu chảy,…

2.4 Chất lượng sữa công thức không phù hợp

Một điều nữa mà mẹ cần lưu ý là chất lượng sữa cho bé, vì hệ tiêu hóa của trẻ còn trong quá trình hoàn thiện nên rất dễ bị tổn thương. Trên thị trường ngày nay xuất hiện rất nhiều loại sữa không rõ nguồn gốc bị trộn lẫn vào với sữa thật nên mẹ cần tìm hiểu thật kỹ trước khi cho con sử dụng. 

Hơn nữa, nhu cầu dinh dưỡng của mỗi bé sẽ khác nhau khi ở những độ tuổi khác nhau, hay sức đề kháng và hệ tiêu hóa khác nhau. Do đó, trẻ cũng sẽ dễ bị dị ứng hoặc khả năng dung nạp kép với những thành phần không phù hợp, thậm chí là rối loạn tiêu hóa. 

Chất lượng sữa công thức không phù hợp
Mẹ cần tìm hiểu kỹ trước cho con sử dụng sữa uống

3. Cách xử lý khi trẻ không hợp sữa công thức

3.1. Thay đổi loại sữa phù hợp hơn

Đối với các bé dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ bởi lúc này cơ thể bé còn non nớt rất dễ bị tổn thương. Trong trường hợp mẹ không đủ sữa, mẹ có thể kết hợp dần với sữa công thức để cho bé từ từ thích nghi và quan sát có dấu hiệu trẻ không hợp sữa công thức không.

Nếu vẫn không phụ hợp, mẹ cần tìm hiểu kỹ để thay đổi sữa phù hợp với độ tuổi và lưu ý chọn sữa về thành phần an toàn cho sức khỏe và hệ tiêu hóa của bé. 

Thay đổi loại sữa phù hợp hơn
Đổi sữa cho bé khi phát hiện có dấu hiệu không hợp

3.2. Tham khảo ý kiến bác sĩ

Nếu mẹ phát hiện con có bất kỳ dấu hiệu dị ứng sữa nào, ba mẹ không nên tử xử lý mà phải đưa bé đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe. việc để tình trạng dị ứng lâu dài và không xử lý đúng cách kịp thời sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển về sau của bé. 

Ba mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến của bé về thành phần dinh dưỡng trong sữa để chọn loại sữa phù hợp cho con

3.3. Bổ sung lợi khuẩn

Bên cạnh việc đổi sữa phù hợp cho con, mẹ cũng cần bổ sung lợi khuẩn giúp khôi phục sức khỏe cũng như cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho bé. 

Cụ thể, ba mẹ có thể bổ sung BB-12 cho bé, vì lợi khuẩn thông thường rất khó sống sót khi gặp dịch vị dạ dày.  BB – 12 (Bifidobacteriumanimalis) có tính kháng axit cao, dễ dàng sống sót khi đi qua dịch dạ dày và đặc biệt là chiếm tỷ lệ lén trong tổng số các lợi khuẩn tốt cho đường ruột. 

Bổ sung lợi khuẩn
Cần xử lý kịp thời khi phát hiện bé có dấu hiệu dị ứng sữa

4. Những lưu ý khi chọn sữa công thức cho trẻ

4.1 Đọc kỹ thành phần và nguồn gốc sữa

Ba mẹ cần hiểu rõ về nguồn gốc xuất xứ của sữa cũng như đọc kỹ thành phần trong đó trước khi cho bé sử dụng, để tránh gặp phải những phát sinh không mong muốn ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. 

Các loại sữa hiện nay được xuất xứ từ rất nhiều nước khác nhau, ba mẹ xem mã vật để nhận biết nó xuất xứ từ quốc gia nào. Ví dụ như Việt Nam 893, Nhật Bản 450 – 459 & 490 – 499, Trung Quốc 690 – 691, Đức 400 – 440 và Pháp 300 – 379. Ngoài ra, ba mẹ cũng cần tìm hiểu về thông tin nhà sản xuất để lựa chọn được thương hiệu uy tín cho con sử dụng. 

Một số các loại dưỡng chất thường có trong bảng thành phần của sữa bao gồm: chất béo, đạm, đường, các vitamin và khoáng chất,… Bên cạnh đó còn có thêm một số chất hỗ trợ phát triển và hoàn thiện một số chức năng của cơ thể như: DHA, Choline, Prebiotics,…

Đọc kỹ thành phần và nguồn gốc sữa
Đọc kỹ nguồn gốc và thành phần trước khi mua sữa cho con

4.2 Ưu tiên chọn sữa không chứa lactose nếu trẻ có biểu hiện không dung nạp lactose 

Khi trẻ có dấu hiệu không dung nạp được lactose, ba mẹ cần ưu tiên chọn những loại sữa không chứa lactose (sữa free lactose) cho con sử dụng. Ba mẹ cần xem kỹ các thành phần trong nhãn sữa hay thông tin dinh dưỡng khi mua bất kỳ loại nào cho con. Lưu ý, không dùng sữa dê, sữa cho cho trẻ sơ sinh vì nó chứa nhiều lactose.

4.3 Sữa dành riêng cho trẻ dị ứng đạm sữa bò

Nếu bé bị dị ứng với đạm sữa bò, ba mẹ cần ưu tiên những loại sữa có protein đã bị thuỷ phân. Đồng thời mẹ cũng cần đảm bảo các thành phần trong sữa cung cấp đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng cho bé phát triển: Ví dụ như Calci tối thiểu là 90 mg/100kcal, Natri từ 20 – 85 mg/100 kcal, Kali tối thiểu là 80 mg/100 kcal, Kẽm tối thiểu là 0,5 mg/100 kcal…

Ngoài ra, trẻ bị dị ứng đạm sữa bò thì niêm mạc ruột dễ bị tổn thương nên sữa phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ rất quan trọng. Mẹ có thể chọn các sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa cho bé để hạn chế các vấn đề như tiêu chảy, táo bón, phân nhầy ra máu…

Sữa dành riêng cho trẻ dị ứng đạm sữa bò
Dùng sữa dành riêng cho bé dị ứng với sữa bò

Trên đây là những dấu hiệu trẻ không hợp sữa công thức cũng như một nguyên nhân và cách xử lý mà ba mẹ cần biết để giải quyết kịp thời cho con. HIUP mong rằng, qua bài viết này ba mẹ có thể chọn được cho con loại sữa phù hợp để con có thể phát triển khỏe mạnh về cả thể chất lẫn tinh thần. 

Chia sẻ

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *