10 cách đo chiều cao tại nhà đơn giản không cần thước

Cách đo chiều cao tại nhà

Có rất nhiều cách đo chiều cao khác nhau, từ đơn giản tới phức tạp. Tuy nhiên, nếu không đo đúng cách thì dù áp dụng phương pháp nào cha mẹ cũng sẽ không có được một con số chính xác. Trong bài viết dưới đây, HIUP sẽ giới thiệu các cách đo chiều cao tại nhà đơn giản mà hiệu quả cùng những lưu ý để có được kết quả đo chính xác nhất.

1. Tại sao nên đo chiều cao thường xuyên? 

Việc đo chiều cao thường xuyên là một phần quan trọng để dõi sức khỏe và sự phát triển của cơ thể. Đặc biệt, với trẻ em và thanh thiếu niên, việc đo chiều cao sẽ giúp đánh giá chính xác hơn tình trạng tăng trưởng.

Nếu con đang có chiều cao đạt chuẩn cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm. Trong trường hợp trẻ bị thấp hoặc quá cao so với chuẩn thì đây có thể là biểu hiện của một vấn đề sức khỏe nào đó. Cha mẹ nên lưu tâm để có thể phát hiện sớm để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp cho con.

tại sao nên đo chiều cao thường xuyên
Ba mẹ nên thường xuyên đo chiều cao cho trẻ

2. Cách đo chiều cao tại nhà chính xác nhất

Từ trước đến nay có nhiều cách đo chiều cao tại nhà khác nhau và bằng nhiều loại dụng cụ, tuy nhiên không phải phương pháp nào cũng chính xác. Sau đây phụ huy hãy cùng HIUP tìm hiểu qua những cách tự đo chiều cao tại nhà đơn giản, dễ làm và có tính chính xác cao nhất.

2.1 Đo chiều cao bằng cách đứng dựa vào tường

Phương pháp đo chiều cao bằng cách đứng dựa vào tường có thể thực hiện ở mọi nơi, phù hợp cho mọi độ tuổi. Cách làm cũng vô cùng đơn giản, bố mẹ chỉ cần cho trẻ đứng thẳng, sao cho vai, mông và gót chân chạm vào tường.

Đo chiều cao tại nhà không cần thước
Đo chiều cao trực tiếp bằng cách dựa vào tưởng chỉ chính xác tương đối

Sau đó, sử dụng phấn để đánh dấu vị trí tiếp xúc của đỉnh đầu với tường. Cuối cùng, dùng thước đo để đo khoảng cách từ mặt sàn đến điểm đánh dấu. Kết quả thu được sẽ là chiều cao tương đối chính xác của trẻ.

Xem thêm từ HIUP: Review các loại sữa tăng chiều cao cho trẻ dưới 6 tuổi tốt nhất hiện nay

2.2 Dùng bảng đo chiều cao

Hiện nay, bảng đo chiều cao được bày bán sẵn rất nhiều tại các siêu thị, nhà sách, chợ…. Đây là công cụ hữu ích để đo chiều cao một cách tiện lợi và nhanh chóng. Hơn nữa, chúng được thiết kế đẹp mắt nên trẻ cũng rất hứng thú với việc đo chiều cao.

Bảng đo chiều cao
Bảng đo chiều cao là công cụ giúp ba mẹ kiểm tra vóc dáng của bé hiệu quả

Bố mẹ chỉ việc tìm mua một chiếc bảng đo, sau đó dán lên tường và thực hiện quy trình đo chiều cao là được. Khi dùng bảng đo, bố mẹ lưu ý dán phần chân của bảng chạm sát vào sàn để đảm bảo kết quả thu được là chính xác nhất. Đây là phương pháp đo chiều cao tại nhà đơn giản và được phụ huynh ưa chuộng.

Ngoài việc sử dụng bảng đo chiều cao để theo dõi sự tăng trưởng, ba mẹ có thể tìm hiểu thêm các phương pháp hiệu quả hơn qua bài viết 5 phương pháp tăng chiều cao tốt nhất.  Bài viết này cung cấp các chiến lược khoa học từ chế độ dinh dưỡng, bài tập thể dục, và thói quen sinh hoạt hàng ngày giúp thúc đẩy chiều cao cho trẻ.

2.3 Đo chiều cao bằng thước đứng

Thước đứng hay còn gọi là thước đứng điện tử. Đúng như cái tên, loại thước này được thiết kế với phần thước thẳng đứng, thanh trượt, màn hình và đế thước. Khi đo, trẻ sẽ đứng trên đế với chân, lưng và cổ thẳng. Sau đó, người đo (có thể là cha mẹ hoặc bác sĩ…) kéo phần thanh trượt chạm nhẹ vào đầu trẻ. Lúc này, màn hình sẽ hiển thị chiều cao của trẻ, sử dụng thước đứng điện tử là cách đo chiều cao tại nhà nhanh và tiện lợi.

Đo chiều cao cho trẻ bằng thước đứng
Đo chiều cao cho trẻ bằng thước đứng

Kết quả đo chiều cao bằng thước đứng có độ chính xác cao nhất trong các phương pháp. Tuy nhiên, thước có giá thành khá cao nào nên ít được trang bị tại nhà riêng. Ba mẹ có thể thực hiện đo cho trẻ tại các phòng khám sức khỏe, trường học,..

Bài viết mới từ HIUP: Khám phá sữa tăng chiều cao cho bé 3 tuổi hiệu quả, an toàn

2.4 Đo chiều cao bằng thước dây

Đo chiều cao bằng thước dây là một phương pháp đo đơn giản và tiện lợi. Cha mẹ chỉ cần chuẩn bị một chiếc thước dây và giữ cho trẻ đứng thẳng. Phần đầu, cổ, lưng và gót chân tạo thành một đường thẳng.

Đo chiều cao bằng thước dây
Đo chiều cao bằng thước dây có độ chính xác cao

Chuẩn bị xong tư thế, bố mẹ đặt đầu gốc của thước dây dưới chân và kéo đầu kia lên đỉnh đầu. Bố mẹ cần đảm bảo giữ cho thước dây căng và cơ thể ở tư thế đứng thẳng. Như vậy, kết quả thu được mới có độ chính xác cao nhất.

Việc theo dõi sự tăng trưởng chiều cao của trẻ không chỉ giúp bạn biết trẻ đang phát triển như thế nào mà còn cung cấp những hiểu biết sâu sắc về sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Để giúp bé tăng chiều cao vượt trội, ba mẹ nên bổ sung sữa giúp bé tăng chiều cao HIUP, dòng sữa non chuyên biệt tăng chiều cao cho trẻ từ 3-15 tuổi.

3. 4 cách đo chiều cao nhanh không cần thước

Nếu các bậc cha mẹ cần đo chiều cao của con nhưng nhà lại không có sẵn thước thì đừng lo lắng; hãy tham khảo ngay những cách cách đo chiều cao không cần thước với các vật dùng mà gia đình nào cũng có dưới đây.

3.1 Đo chiều cao bằng tiền mặt

Khi không có thước thì tiền mặt là một dụng cụ có thể giúp bố mẹ “gỡ thế bí” và đo chiều cao được cho con. Với phương pháp này, bạn chỉ cần chuẩn bị một tờ tiền mệnh giá bất kỳ và một sợi dây là được. Cách đo chiều cao bằng tiền khá đơn giản với các bước như sau:

Đo chiều cao bằng tiền mặt
Hướng dẫn đo chiều cao bằng tiền mặt

Bước 1: Đầu tiền, bố mẹ cần xác định tờ tiền mình sử dụng có chiều dài bao nhiêu cm. Bố mẹ có thể tham khảo bảng quy đổi chiều dài tiền theo mệnh giá dưới đây:

  • 10.000 VNĐ ~ 13.2cm.
  • 20.000 VNĐ ~ 13.6cm.
  • 50.000 VNĐ ~ 14cm.
  • 100.000 VNĐ ~ 14.4cm.
  • 200.000 VNĐ ~ 14.8cm.
  • 500.000 VNĐ ~ 15.2cm

Bước 2: Sử dụng 1 sợi dây để đo chiều cao của trẻ và đánh dấu lại. Bố mẹ cũng có thể đánh dấu trực tiếp lên tường.

Bước 3: Dùng tờ tiền để đo chiều dài đoạn được đánh dấu trên dây. Lúc này, tờ tiền sẽ giữ vai trò như một chiếc thước, mỗi lần đo bạn nhớ đánh dấu điểm kết thúc của tờ tiền để lấy đó làm mốc khởi đầu cho lần đo tiếp theo.

Bước 4: Sau khi đo xong, bạn đếm xem có bao nhiêu lần đánh dấu bằng tiền rồi nhân với chiều dài tờ tiền là được. Ví dụ: Bạn đo bằng tờ 20.000 đồng và cả đoạn dây có tất cả 10 đoạn được đánh dấu. Bạn lấy 13,6 cm x 10 = 136cm, đây chính là chiều cao của trẻ.

Đo chiều cao bằng tiền là một cách làm đơn giản, độc đáo. Tuy nhiên, việc thực hiện nó mất nhiều thời gian và yêu cầu sự tỉ mỉ hơn so với các phương pháp khác nhưng độ chính xác lại không cao.

3.2 Đo chiều cao qua size giày

Giống như tiền giấy, size giày cũng đã được quy ước cố định về chiều dài của bàn chân. Ví dụ: trẻ đi giày size 6 thì sẽ có chiều dài chân là 24 cm. Dựa trên điều này, bố mẹ có thể thực hiện đo chiều cao cho trẻ bằng size giày theo các bước sau:

  • Bước 1: Xác định size giày để xác định chiều dài chân.
  • Bước 2: Đánh dấu chiều dài của chân trên một tờ giấy. Bố mẹ có thể cắt hoặc gập lại để có 1 tờ giấy dùng để đo.
  • Bước 3: Đánh dấu chiều cao của trẻ trên tường hoặc trên sợi dây.
  • Bước 4: Dùng tờ giấy đã chuẩn bị để đo khoảng cách từ sàn đến điểm đã được đánh dấu trên tường. Đo xong mỗi đoạn nhỏ bạn cũng cần đánh dấu lại để lấy điểm bắt đầu cho lần đo tiếp theo.
  • Bước 5: Cộng tổng số lần đo lại, bố mẹ sẽ có được chiều cao của con. Ví dụ: Từ sàn đến điểm đánh dấu trên tường có 4 đoạn nhỏ đo bằng giày size 6. Lúc này, bạn lấy 4×24=144cm. Đây chính là chiều cao của trẻ,
Đo chiều cao bằng size giày
Đo chiều cao bằng size giày

Giống như cách đo chiều cao bằng tiền, việc đo bằng size giày đơn giản nhưng độ chính xác không cao. Tuy nhiên, do chiều dài bàn chân dài hơn chiều dài tờ tiền nên sẽ ít có sai số hơn trong quá trình đo.

3.3 Đo chiều cao bằng giấy

So với cách đo chiều cao bằng tiền và size giày thì đo bằng giấy là một phương pháp đơn giản và dễ thực hiện hơn. Tất nhiên, cách làm này cũng có sai số nhưng sẽ ít hơn so với 2 cách làm trên.Với phương pháp này, bố mẹ chỉ cần chuẩn bị giấy khổ A3 hoặc A4. Khổ giấy A3 sẽ có chiều dài là 42cm, khổ A4 dài 29.7 cm. Giấy nên được gấp đôi hoặc gấp 4 để có độ cứng và dễ dùng để đo hơn.

Đo chiều cao bằng giấy
Đo chiều cao bằng giấy A4 tuy đơn giản nhưng có độ chính xác cao

Chuẩn bị xong, bố mẹ cho con đứng sát vào tường và đánh dấu chiều cao cho con. Tiếp theo, bố mẹ dùng giấy đã được chuẩn bị, đo khoảng cách từ sàn đến điểm đánh dấu. Mỗi lần đo lại đánh dấu lại các điểm. Sau khi hoàn thành, bố mẹ chỉ cần cộng tổng lại là xong.

3.4 Đo chiều cao bằng điện thoại

Trong thời đại sự phát triển của khoa học và công nghệ lên ngôi, cách đo chiều cao bằng điện thoại trở nên vô cùng phổ biến. Bạn sẽ tiến hành đo qua ứng dụng trên điện thoại. Quy trình đo vô cùng đơn giản, bố mẹ chỉ cần tải ứng dụng về máy và làm theo hướng dẫn là xong. Một số app phổ biến có thể kể đến như: Đo, Ruler App, Smart Measure, EasyMeasure…

Khi đo chiều cao bằng điện thoại, cha mẹ cần chú ý giữ điện thoại ổn định và thực hiện di chuyển ở nhiều góc độ. Sao cho ứng dụng có thể thu thập hình ảnh của người cần đo chiều cao tốt nhất. Cuối cùng, chỉ cần đợi ứng dụng đưa ra kết quả về chiều cao là xong.

đo chiều cao bằng điện thoại
Ba mẹ có thể sử dụng diện thoại để đo chiều cao cho bé

Đo chiều cao bằng điện thoại rất thuận tiện, dễ dàng nhưng cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ cao. Ngoài ra, kết quả đo cũng chỉ mang tính chất ước lượng chứ không chính xác.

4. Lưu ý để có kết quả đo chiều cao chính xác nhất

Để đảm bảo chiều cao của trẻ được đo chính xác gần như tuyệt đối, các bậc cha, mẹ cần lưu ý một số điều như sau:

4.1 Đo chiều cao vào buổi sáng

Có thể bố mẹ chưa biết, chiều cao của con người ở mỗi thời điểm trong ngày không giống nhau. Thông thường, cơ thể con người vào buổi sáng sẽ cao hơn buổi chiều từ 0.5 – 1cm. Lý do bởi sau một giấc ngủ dài, cột sống được giải phóng khỏi sự tác động của trọng lực nên các đốt sống dẫn giãn ra về trạng thái nguyên bản.

đo chiều cao vào buổi sáng
Nên đo chiều cao vào buổi sáng để có kết quả chính xác

Vào buổi chiều, do phải nâng đỡ cơ thể hoặc chịu tác động của một số hoạt động mang, vác… mà cột sống sẽ bị chùn và co lại đôi chút. Đo chiều cao vào lúc này sẽ bị cho ra kết quả khác với buổi sáng.

4.2 Lựa chọn vị trí đo phù hợp

Để kết quả đo chiều cao đảm bảo độ chính xác bố mẹ cần lựa chọn vị trí đo phù hợp. Tốt hơn hết, vị trí đo cần đảm bảo các tiêu chí sau:

Vị trí đo chiều cao
Nên lựa chọn các vị trí bằng phẳng để có kết quả đo tốt nhất
  • Bề mặt phẳng, không gồ ghề hay bị nghiêng.
  • Nếu cần sử dụng tường thì bề mặt tường cũng cần thẳng, không có chướng ngại vật để đảm bảo lưng thẳng.
  • Không nên đo ở nơi có quá nhiều điều thu hút trẻ như khu vui chơi.. Điều này khiến trẻ không tập trung, ngọ nguậy ảnh hưởng tới kết quả.

4.3 Cởi bỏ phụ kiện ở chân và đầu

Kết quả đo sẽ đạt độ chính xác nhất khi trẻ đi chân đất và đầu trần. Chính vì thế, trước khi đo, bạn cần cởi bỏ các loại phụ kiện như: giày, mũ, kẹp tóc… cho con. Việc này vừa giúp loại bỏ độ cao của các loại ohụ kiện, từ đó cho ra kết quả chính xác nhất.

4.4 Điều chỉnh tư thế khi đo

Tư thế là yếu tố quan trọng nhất khi đo chiều cao. Nếu con đứng sai tư thế thì dù đo bằng phương pháp nào cũng không thể thu về kết quả chính xác. Để có tư thế chuẩn, bố mẹ cần lưu ý các điều sau:

Lưu ý khi đo chiều cao
Hướng dẫn tư thế giúp đo có kết quả chính xác nhất
  • Tuân thủ quy tắc “5 điểm chạm” với: gót chân, bắp chân, mông, vai, đầu chạm tường.
  • 2 gót chân cần chạm vào nhau, giữ chân thẳng, lưng thẳng, vai buông tự nhiên.
  • Giữ phần đầu vuông góc bằng cách chỉnh mắt nhìn thẳng ra trước, tai và mắt nằm trên 1 hàng ngang.

5. Làm thế nào để tăng chiều cao hiệu quả cho trẻ?

Tăng chiều cao hiệu quả cho trẻ là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh, đặc biệt là khi con đang trong giai đoạn “vàng” phát triển – độ tuổi dậy thì. Nắm bắt được thời điểm quan trọng này, cha mẹ có thể giúp con đạt được chiều cao tối ưu bằng cách áp dụng những bí quyết sau:

Khuyến khích trẻ vận động
Gợi ý các bí quyết để giúp bé tăng chiều cao hiệu quả

Dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ: Cung cấp cho trẻ chế độ dinh dưỡng đa dạng, phong phú với đầy đủ các nhóm chất thiết yếu cho sự phát triển chiều cao như: protein, canxi, vitamin D, vitamin K, kẽm, magie…Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây, các thực phẩm tăng chiều cao giàu canxi như sữa, váng sữa, phô mai, cua, tôm…

Giấc ngủ ngon và sâu: Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc mỗi ngày (8-10 tiếng/ngày), tạo môi trường ngủ thoải mái, yên tĩnh, giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc, đồng thời tránh cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ.

Vận động thường xuyên: Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất phù hợp với lứa tuổi như: chơi thể thao, bơi lội, đi xe đạp, nhảy dây… Vận động giúp tăng cường sức khỏe, kích thích hệ xương khớp phát triển, từ đó thúc đẩy tăng chiều cao.

Hạn chế các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao: Hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều tinh bột, thức ăn nhanh, đồ chiên rán, nước ngọt có ga…
Tránh cho trẻ sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá và ba mẹ nên thường xuyên điều chỉnh tư thế ngồi học,  đi đứng cho trẻ.

Sử dụng thực phẩm hỗ trợ tăng chiều cao: Ba mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng các thực phẩm hỗ trợ tăng chiều cao, đồng thời ba mẹ nên ưu tiên các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, uy tín, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Trên đây là những cách đo chiều cao tại nhà đơn giản nhất để bố mẹ theo dõi chiều cao cho trẻ dễ dàng. Theo các bậc phụ huynh, đâu là phương pháp đơn giản và có độ chính xác cao nhất? Bố mẹ hãy thử áp dụng cho con mình nhé. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần hỗ trợ điều gì, bố mẹ hãy liên hệ ngay với HIUP để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

Author

Dương Hoàng Thanh

Tôi là Dương Hoàng Thanh, chuyên gia dinh dưỡng với hơn 3 năm kinh nghiệm, chuyên tư vấn dinh dưỡng cho trẻ em. Tại HIUP, tôi chịu trách nhiệm về nội dung, luôn nỗ lực mang đến những giải pháp dinh dưỡng sáng tạo để hỗ trợ phát triển toàn diện cho các bé. Với kiến thức chuyên sâu và tâm huyết, tôi cam kết cung cấp thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng. Liên hệ với tôi để cùng xây dựng tương lai khỏe mạnh cho thế hệ mai sau

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *