Hướng dẫn cách bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn siêu hiệu quả

bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn

Trong quá trình phát triển của trẻ, kẽm đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, không phải lúc nào trẻ cũng nhận đủ lượng kẽm cần thiết từ chế độ ăn uống hàng ngày của mình, từ đó có thể dẫn đến tình trạng biếng ăn, chậm phát triển. Vậy bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn như thế nào? Cần lưu ý những gì? Cùng HIUP tìm hiểu!

1. Vai trò của kẽm đối với trẻ biếng ăn

Bé biếng ăn có nên bổ sung kẽm hay không? Câu trả lời là có. Kẽm là một khoáng chất thiết yếu không thể thiếu trong cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong sức khoẻ. Không chỉ giúp thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phân chia tế bào, mà còn đóng góp quan trọng vào sự phát triển của các thành phần quan trọng như cơ bắp, xương, da, tóc và móng.

Và quan trọng hơn hết, kẽm giúp trẻ ăn ngon hơn, giúp thúc đẩy khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng. Kẽm đảm bảo rằng trẻ sẽ nhận đủ lượng dưỡng chất cần thiết để phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ.

Bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn
Vai trò của kẽm đối với sự phát triển của trẻ

Ngoài ra, kẽm cũng đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch. Nó tham gia vào quá trình sản xuất các tế bào như lympho B và lympho T, giúp củng cố hệ miễn dịch và ngăn ngừa các bệnh tật. Đồng thời, kẽm cũng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các chất dẫn truyền thần kinh, góp phần vào sự phát triển của hệ trí não của trẻ.

Tuy nhiên, việc bổ sung kẽm cho trẻ lười ăn, biếng ăn cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn và giám sát của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo liều lượng phù hợp và tránh tình trạng quá liều.

2. Bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn bao nhiêu là đủ?

Có nên bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn và bổ sung bao nhiêu là thắc mắc của nhiều phụ huynh. Việc bổ sung kẽm như thế nào và với hàm lượng bao nhiêu phụ thuộc vào nhu cầu kẽm của trẻ theo từng độ tuổi và giai đoạn phát triển khác nhau. Cụ thể như sau:

Nhu cầu bổ sung kẽm của trẻ
Nhu cầu bổ sung kẽm của trẻ theo từng độ tuổi

Trẻ sơ sinh (0-6 tháng): Nhu cầu bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh thường được đáp ứng qua việc tiêu thụ sữa mẹ hoặc sữa công thức. 

Trẻ nhỏ (7-12 tháng): Nhu cầu bổ sung kẽm cho trẻ nhỏ là khoảng 2 mg mỗi ngày. Trong giai đoạn này, trẻ thường tiếp tục được cung cấp kẽm qua việc tiêu thụ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Trẻ không cần phải bổ sung thêm kẽm nếu mẹ đã có một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.

Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: Nhu cầu bổ sung kẽm cho trẻ trong độ tuổi này là khoảng 3 mg mỗi ngày. Kẽm có thể được cung cấp thông qua chế độ ăn uống, bao gồm các loại thực phẩm giàu kẽm như thịt, cá, ngũ cốc, hạt, sữa và các chế phẩm từ sữa.

Trẻ từ 4 đến 8 tuổi: Nhu cầu về kẽm cho trẻ trong độ tuổi này là khoảng 5 mg mỗi ngày. Việc đảm bảo chế độ ăn uống cân đối và đa dạng sẽ đảm bảo việc trẻ có đủ kẽm để phát triển bình thường.

Trẻ từ 9 đến 13 tuổi: Nhu cầu bổ sung kẽm cho trẻ trong độ tuổi này là khoảng 8 mg mỗi ngày. Cần khuyến khích trẻ duy trì một chế độ ăn uống đầy đủ các chất, trong đó nên có những thực phẩm giàu kẽm để giúp trẻ phát triển.

3. Nguyên nhân trẻ biếng ăn do bị thiếu kẽm

Nguyên nhân chính và phổ biến nhất gây nên tình trạng trẻ thiếu kẽm thường xuất phát từ chế độ ăn không cung cấp đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết. Đặc biệt, việc thiếu các thực phẩm giàu kẽm như thịt, cá, hạt, đậu, và sữa trong khẩu phần hàng ngày là tác nhân chính gây nên tình trạng thiếu kẽm ở trẻ.

Trẻ bị thiếu kẽm
Tại sao trẻ em thường thiếu kẽm

Ngoài ra, các tác nhân bệnh lý cũng có thể là lý do trẻ bị thiếu kẽm, cụ thể các loại bệnh nhiễm trùng như ho, viêm đường hô hấp, tiêu chảy,.. có thể gây sụt giảm lượng kẽm trong cơ thể do phải dùng nhiều kháng sinh trong quá trình chữa bệnh.

4. Bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn như thế nào?

Dưới đay là những cách bổ sung kẽm cho bé chán ăn, biếng ăn vô cùng hiệu quả mà mẹ có thể áp dụng ngay.

4.1 Bổ sung thông qua chế độ dinh dưỡng

Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ nên thêm vào thực đơn của trẻ các loại thực phẩm giàu kẽm như thịt (thịt bò, thịt gà), hải sản (hàu, sò, tôm), sữa, ngũ cốc, các loại đậu để bổ sung đầy đủ lượng kẽm cần thiết cho sự phát triển của bé.

bổ sung kẽm trong thực đơn
Bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn như thế nào?

Ngoài ra, mẹ nên bổ sung thêm Vitamin C bằng các loại trái cây và rau quả, như cam, quýt, kiwi, dứa, dâu tây,..cho trẻ để tối ưu hoá sự hấp thu kẽm trong chế độ ăn hằng ngày.

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn cung cấp kẽm tốt nhất và dễ hấp thụ nhất để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, lượng kẽm trong sữa mẹ có thể giảm theo thời gian. Vì vậy, để bảo đảm trẻ nhận đủ lượng kẽm cần thiết, người mẹ cần quan tâm đến việc duy trì mức kẽm hợp lý trong sữa mẹ và cân nhắc việc bổ sung thêm kẽm qua các bữa ăn dặm nếu trẻ bắt đầu biểu hiện biếng ăn.

4.2 Bổ sung kẽm bằng thực phẩm bổ sung

Kẽm mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ nhưng không có nghĩa là bổ sung càng nhiều sẽ càng tốt, kẽm chỉ phát huy tối đa tác dụng khi được bổ sung với liều lượng phù hợp với nhu cầu của trẻ đã nêu ở trên.

Bổ sung kẽm bằng thực phẩm bổ sung
Bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn bằng thực phẩm bổ sung

Ngoài việc cân nhắc việc bổ sung kẽm qua chế độ ăn uống, cha mẹ còn có thể hỗ trợ sự phát triển của trẻ bằng cách đảm bảo rằng trẻ được cung cấp thực phẩm bổ sung chứa các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu khác như Lysine, crom, selen, vitamin B1 và các vitamin khác.

Ba mẹ nên lưu ý không được tuỳ tiện bổ sung kẽm với liều lượng cao mà không có sự cho phép của bác sĩ, việc thừa kẽm có thể dẫn đến các nguy cơ về rối loạn chuyển hoá và tăng trưởng.

5. Thực phẩm giàu kẽm cho trẻ chán ăn

thực phẩm giàu kẽm cho trẻ
Thực phẩm chứa kẽm

Hạt bí: Hạt bí là một nguồn thực phẩm giàu kẽm. Mỗi 100 gram hạt bí có khoảng 7,64 mg kẽm.

Thịt: Thịt đỏ như bò, heo và gia cầm là các nguồn giàu kẽm trong chế độ ăn. Chúng chứa hàm lượng kẽm từ 2 đến 6 mg trong mỗi 100 gram thịt, giúp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể một cách hiệu quả.

Hải sản: Các loại hải sản như cá hồi, cá tuyết, cua, tôm và hàu cũng chứa nhiều kẽm cùng nhiều dưỡng chất khác có lợi cho trẻ. Ví dụ, 100 gram cá hồi có khoảng 0,5-1 mg kẽm.

Các loại hạt: Nhiều loại hạt như hạt hướng dương, hạt lựu, hạt điều và hạt óc chó là những nguồn thực phẩm giàu kẽm. Mỗi 100 gram hạt chứa từ 2 đến 3 mg kẽm, là một cách ngon miệng và dễ dàng để cung cấp khoáng chất quan trọng này cho cơ thể.

Sữa và sản phẩm từ sữa: Sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua và phô mai cung cấp đa dạng các chất dinh dưỡng như canxi, protein, vitamin D,.. trong đó có kẽm. Mỗi 100 gram sữa chứa khoảng 0,4-0,5 mg kẽm.

Ngũ cốc và lúa mì: Một số ngũ cốc và sản phẩm từ lúa mì bổ sung kẽm vào chế độ ăn uống của trẻ, lượng kẽm này tập trung chủ yếu ở phần mầm và phần cám, vì thế nếu bị xay quá kỹ  thì có thể mất đến 80% lượng kẽm. 

Rau xanh: Một số loại rau xanh như rau cải xoăn, rau bina, rau cải thìa, rau mùi tây và rau chân vịt cũng cung cấp kẽm cho chế độ ăn hàng ngày. Tuy nhiên, hàm lượng kẽm trong rau xanh thường thấp hơn so với các nguồn thực phẩm khác.

Trong bài viết này, HIUP đã cho thấy tầm quan trọng của việc bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn. Kẽm là một vi khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và chức năng của cơ thể trẻ. Ba mẹ nên xây dựng một chế độ ăn uống giàu kẽm để giúp trẻ có thể phát triển khoẻ mạnh về cả thể chất và trí tuệ.

Author

Dương Hoàng Thanh

Tôi là Dương Hoàng Thanh, chuyên gia dinh dưỡng với hơn 3 năm kinh nghiệm, chuyên tư vấn dinh dưỡng cho trẻ em. Tại HIUP, tôi chịu trách nhiệm về nội dung, luôn nỗ lực mang đến những giải pháp dinh dưỡng sáng tạo để hỗ trợ phát triển toàn diện cho các bé. Với kiến thức chuyên sâu và tâm huyết, tôi cam kết cung cấp thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng. Liên hệ với tôi để cùng xây dựng tương lai khỏe mạnh cho thế hệ mai sau

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *