Khám phá các bệnh lý ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ em

các bênh lý ảnh hưởng đến chiều cao

Chiều cao là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, có nhiều bệnh lý có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tăng trưởng chiều cao. Bài viết này của HIUP sẽ chỉ ra cho bạn các bệnh lý ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ, cách phát hiện và điều trị chúng. 

1. Những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao của trẻ em

Sự phát triển chiều cao của bé có liên quan tới rất nhiều yếu tố khác nhau như:

  • Di truyền: yếu tố này đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng chiều cao. Theo đó, chiều cao của con thường nằm trong khoảng từ -2 đến +2 độ lệch chuẩn so với chiều cao trung bình của bố mẹ. 
  • Dinh dưỡng: Yếu tố này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao của trẻ, đặc biệt là ở giai đoạn đầu đời. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng với đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu như canxi, vitamin D, protein… sẽ giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu. 
  • Hoạt động thể chất: Việc vận động thường xuyên sẽ giúp kích thích hệ xương khớp phát triển, từ đó giúp tăng chiều cao một cách tối ưu. Các bài tập vận động tốt cho sự phát triển chiều cao của trẻ gồm: bơi lội, nhảy dây, chơi bóng rổ… 
  • Môi trường sống: Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm, thiếu vệ sinh có nguy cơ cao mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao. Trái lại môi trường sống trong lành, đầy đủ ánh sáng mặt trời sẽ giúp trẻ phát triển chiều cao tốt hơn. 
Yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao
Chiều cao được ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố

2. Các bệnh lý ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ

Có rất nhiều các bệnh lý ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ, bao gồm:

Tác động của rối loạn di truyền đến chiều cao

Rối loạn di truyền là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra vấn đề về chiều cao ở trẻ em. Những bất thường về gen hoặc nhiễm sắc thể có thể dẫn đến các hội chứng di truyền như hội chứng Turner hay các dạng loạn sản xương-sụn. Trong trường hợp này, quá trình phát triển chiều cao bị ảnh hưởng nghiêm trọng ngay từ khi sinh ra.

Các bệnh lý ảnh hưởng tới chiều cao
Hội chứng turner ảnh hưởng đến chiều cao

Hội chứng Turner là một rối loạn di truyền phổ biến ảnh hưởng đến nữ giới, gây ra bởi một bất thường về nhiễm sắc thể X. Các triệu chứng đặc trưng bao gồm chiều cao thấp, vấn đề về phát triển tính dục và các vấn đề sức khỏe khác. Trẻ gái mắc hội chứng Turner thường có chiều cao rất thấp so với trẻ cùng lứa tuổi nếu không được điều trị kịp thời

Suy dinh dưỡng

Là tình trạng cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng như: protein, canxi, vitamin D…. Đây đều là những chất dinh dưỡng quan trọng đối với sự phát triển của xương. Khi thiếu hụt những chất này, xương sẽ phát triển chậm chạp và yếu ớt, dẫn đến thấp còi. 

Suy dinh dưỡng
Bệnh suy dinh dưỡng gây ảnh hưởng tới chiều cao

Còi xương 

Một trong các bệnh lý ảnh hưởng đến chiều cao là còi xương. Bệnh này được gây ra do thiếu hụt canxi và vitamin D khiến cho xương bị mềm yếu, biến dạng. Trẻ bị còi xương thường có tốc độ phát triển chiều cao chậm hơn so với trẻ bình thường gây. Chiều cao thấp cũng có thể ảnh hưởng tới ngoại hình, sự tự tin của trẻ. 

Còi xương 
Còi xương do thiếu canxi, vitamin D cũng làm giảm tốc độ phát triển chiều cao

Rối loạn nội tiết 

Các hormone như hormone tuyến giáp (T3 và T4), hormone tăng trưởng (GH), hormone giới tính (estrogen, testosterone) nắm vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển xương.  Các rối loạn nội tiết cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng chậm tăng trưởng và chiều cao thấp ở trẻ em. Thiếu hụt hormone tăng trưởng là một trong những rối loạn nội tiết phổ biến nhất ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao.

Rối loạn nội tiết 
Rối loạn hormone là một trong các bệnh lý ảnh hưởng tới chiều cao

Hormone tăng trưởng (GH) được tiết ra bởi tuyến yên và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển xương và tăng trưởng chiều cao. Khi cơ thể thiếu hụt hormone này, trẻ sẽ gặp phải các vấn đề như chậm tăng trưởng, chiều cao thấp và có thể dẫn đến tình trạng lùn nếu không được điều trị đúng cách.

Bệnh lý về tuyến giáp

Những căn bệnh có liên quan tới tuyến giáp như tăng giáp, suy giáp và bướu giáp cũng là các bệnh lý ảnh hưởng đến chiều cao. Trong đó, tăng giáp là tình trạng tuyến giáp sản xuất ra quá nhiều hormone, kéo theo sự tăng tốc đối với sự phát triển chiều cao tuy nhiên sau đó có thể ngừng phát triển. 

Ngược lại, suy giáp là do tuyến giáp không sản xuất đủ hormone gây cản trở tới sự tăng trưởng chiều cao. Còn bướu giáp là tình trạng tuyến giáp bị phồng lên, làm giảm lượng hormone tuyến giáp sản xuất và ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. 

3. Phát hiện và điều trị các bệnh lý ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ như thế nào? 

Để có thể phát hiện, điều trị các bệnh lý ảnh hưởng đến chiều cao, phụ huynh cần lưu ý tới những bất thường trong quá trình phát triển của trẻ như:

  • Chiều cao không tăng lên trong một thời gian dài.
  • Trẻ chậm tăng chiều cao so với bạn bè cùng trang lứa. 
  • Chiều cao của trẻ thấp hơn so với độ tuổi trung bình. 
  • Gặp phải những vấn đề liên quan tới sức khỏe bao gồm: rối loạn tiêu hoá, viêm họng, hen suyễn, tiểu đường… 

Đối với các bệnh lý ảnh hưởng đến chiều cao, cách điều trị sẽ phụ thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể. Chẳng hạn, bệnh lý có liên quan tới thiếu hormone tăng trưởng, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp thay thế hormone để tăng chiều cao cho trẻ. Còn nếu bệnh lý liên quan tới dinh dưỡng, bác sĩ sẽ chỉ đạo về việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. 

Điều trị các bệnh lý ảnh hưởng đến chiều cao
Cho trẻ thăm khám bác sĩ sớm để kịp thời điều trị các bệnh lý

4. Làm thế nào để trẻ phát triển chiều cao tốt hơn

Khuyến khích trẻ vận động là một trong những cách giúp phát triển chiều cao tốt hơn 

  • Khuyến khích trẻ thường xuyên vận động: vận động là một trong những cách hiệu quả để trẻ phát triển chiều cao. Nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động như: bóng rổ, bóng đá, bơi lội, chạy đua… Như vậy vừa giúp trẻ tăng cường sức khoẻ cũng như thúc đẩy quá trình tăng trưởng. 
  • Tạo thói quen sinh hoạt điều độ: thói quen sinh hoạt cung ảnh hưởng tới việc phát triển chiều cao. Trẻ cần được đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Tránh cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn nhanh, đồ ngọt và đồ chiên vì chúng không tốt cho sức khỏe, cản trở quá trình phát triển chiều cao. 
  • Theo dõi quá trình phát triển của trẻ: phụ huynh cần chú ý tới sự phát triển của trẻ gồm cân nặng, chiều cao, lượng dinh dưỡng và sức khỏe chung. Nếu phát hiện ra vấn đề bất thường liên quan tới sự phát triển của trẻ, hãy đưa trẻ tới bác sĩ để được thăm khám, điều trị kịp thời. 
  • Tránh để trẻ bị stress và áp lực: nghiên cứu chỉ ra rằng stress và áp lực có thể làm giảm chiều cao của trẻ. Do đó phụ huynh cần tránh tạo ra những áp lực không cần thiết cũng như tạo điều kiện để trẻ có một môi trường sống lý tưởng. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về các bệnh lý ảnh hưởng đến chiều cao, cách phát hiện và hướng điều trị mà HIUP muốn chia sẻ. Hi vọng rằng thông tin sẽ hữu ích cho các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc trẻ để đạt được chiều cao lý tưởng. 

Chia sẻ

Author

Dương Hoàng Thanh

Tôi là Dương Hoàng Thanh, chuyên gia dinh dưỡng với hơn 3 năm kinh nghiệm, chuyên tư vấn dinh dưỡng cho trẻ em. Tại HIUP, tôi chịu trách nhiệm về nội dung, luôn nỗ lực mang đến những giải pháp dinh dưỡng sáng tạo để hỗ trợ phát triển toàn diện cho các bé. Với kiến thức chuyên sâu và tâm huyết, tôi cam kết cung cấp thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng. Liên hệ với tôi để cùng xây dựng tương lai khỏe mạnh cho thế hệ mai sau

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *