Biếng ăn tâm lý ở trẻ, cha mẹ nên làm gì để khắc phục?

Biếng ăn sinh lý ở trẻ

Biếng ăn tâm lý ở trẻ là hiện tượng khá phổ biến, mặc dù không quá nghiêm trọng, nhưng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nếu không được cải thiện kịp thời. Vậy làm sao để cha mẹ có thể nhận biết và khắc phục tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ? Hãy cùng HIUP tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết dưới đây.

1. Biếng ăn tâm lý ở trẻ là gì?

1.1. Định nghĩa biếng ăn tâm lý là gì?

Biếng ăn tâm lý là một dạng rối loạn ăn uống, khiến trẻ tự giới hạn lượng thức ăn của mình, dẫn đến khó hoặc chậm tăng cân. Trong đó, có 2 dạng biếng ăn tâm lý ở trẻ thường gặp là:

  • Loại hạn chế: Trẻ biếng ăn do tâm lý thường có xu hướng từ chối hoặc né tránh các loại thực phẩm giàu carbohydrate và chất béo, như khoai lang, chuối, củ dền, yến mạch, các loại đậu.
  • Loại Bulimic (binging và purging): Là trường hợp trẻ mắc chứng cuồng ăn nhưng sau ăn lại nôn trớ. Điều này khiến trẻ sợ ăn vào sinh ra cảm giác biếng ăn.
Định nghĩa biếng ăn tâm lý là gì?
Biếng ăn tâm lý ở trẻ do rối loạn ăn uống

1.2. Phân biệt biếng ăn tâm lý, biếng ăn sinh lý và bệnh lý

Thực tế có 3 loại biếng ăn phổ biến thường gặp ở trẻ: Biếng ăn tâm lý, biếng ăn sinh lý và bệnh lý. 3 loại biếng ăn này đều có dấu hiệu phổ biến ở trẻ bao gồm: không ăn hết khẩu phần, thời gian bữa ăn kéo dài quá 30 phút, và phản ứng bỏ chạy hoặc khóc khi được cho ăn. Điều này dễ khiến nhiều cha mẹ nhầm lẫn các loại biếng ăn với nhau. 

Chính vì vậy, để phân biệt và có cách chữa trị phù hợp, cha mẹ cần nắm rõ các đặc điểm của từng loại biếng ăn như sau:

  • Biếng ăn sinh lý: Thường chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, khoảng vài ngày hoặc 1-2 tuần, khi trẻ trải qua những thay đổi về mặt sinh học trong quá trình phát triển, như mọc răng, bắt đầu ăn dặm, hoặc bắt đầu tập đi. Sau khi cơ thể đã thích nghi, trẻ sẽ trở lại ăn uống bình thường.
  • Biếng ăn bệnh lý: Thường xảy ra khi trẻ mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như cảm cúm, lở miệng, viêm họng. Khi bệnh lý được cải thiện, tình trạng biếng ăn của trẻ cũng sẽ được cải thiện theo.
  • Biếng ăn tâm lý: Thường xuất phát từ những yếu tố môi trường và cách chăm sóc không phù hợp, ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Điều này khác với trường hợp biếng ăn do bệnh lý hay biếng ăn hành vi. Việc khắc phục tình trạng biếng ăn do lý do tâm lý thường mất nhiều thời gian hơn so với các loại biếng ăn khác.
Phân biệt biếng ăn tâm lý, biếng ăn sinh lý và bệnh lý
Biếng ăn tâm lý xuất phát từ những yếu tố môi trường và cách chăm sóc không phù hợp

2. Dấu hiệu nhận biết biếng ăn tâm lý ở trẻ

Để nhận biết trẻ có đang gặp vấn đề về biếng ăn tâm lý, cha mẹ cần quan sát các dấu hiệu bất thường của trẻ mỗi khi tới bữa ăn. 

2.1. Các dấu hiệu phổ biến

Cha mẹ cần chú ý quan sát các dấu hiệu biếng ăn tâm lý phổ biến ở trẻ như:

  • Bé bỗng dưng ăn ít đi so với bình thường, và có các hành động như dùng tay che miệng, cắn chặt môi khi bố mẹ cố gắng cho ăn. 
  • Trẻ còn có thói quen giữ thức ăn lâu trong miệng, không chịu nhai và nuốt, khiến bữa ăn kéo dài hơn 30 phút.
  • Đôi khi, trẻ ít khi tự yêu cầu được ăn, hoặc chỉ chấp nhận ăn một số loại thức ăn đơn giản như cơm, canh, trứng, mà từ chối ăn hải sản, thịt, rau xanh.
  • Bé cũng có thể từ chối ăn bằng cách giả vờ đau bụng, làm đổ thức ăn, chạy trốn hoặc khóc to.

Thông thường, những dấu hiệu này sẽ xuất hiện ở trẻ từ 4 tháng đến 2 tuổi. Trẻ lớn hơn 2 tuổi ít gặp vấn đề biếng ăn tâm lý vì con đã có thể tự chủ động từ chối ăn khi không muốn.

Các dấu hiệu phổ biến
Chán ăn là dấu hiệu khi trẻ bị biếng ăn tâm lý

2.2. Biểu hiện tâm lý và hành vi

Cha mẹ cần đặc biệt chú ý nếu trẻ có những biểu hiện tâm lý và hành vi sau thì nguy cơ cao là trẻ đang bị biếng ăn tâm lý:

  • Trẻ thường có phản ứng lo lắng, căng thẳng khi ăn: Trẻ cảm thấy bất an và khó chịu khi đến giờ dùng bữa, có thể biểu hiện qua vẻ mặt căng thẳng, run sợ hoặc thậm chí khóc lóc khi được dỗ ăn.
  • Mất hứng thú với thức ăn: Trẻ không còn phản ứng tích cực, vui vẻ như trước khi được cho ăn. Thay vào đó, các em có xu hướng ngậm chặt miệng, lấy tay che miệng hoặc từ chối ăn, làm đổ thức ăn, chạy trốn và khóc lóc.
Biểu hiện tâm lý và hành vi
Trẻ luôn trốn tránh khi tới bữa ăn

hi nhận thấy các dấu hiệu biếng ăn tâm lý, cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ. Để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà vẫn kích thích sự hứng thú của trẻ với bữa ăn, bạn có thể tham khảo các thực đơn gợi ý trong bài viết Thực đơn cho bé 3-4 tuổi biếng ăn và đủ dinh dưỡng

3. Nguyên nhân gây ra biếng ăn tâm lý ở trẻ

Nghiên cứu cho rằng, nguyên nhân gây ra biếng ăn tâm lý ở trẻ thường do các yếu tố ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của trẻ như:

  • Sự thay đổi môi trường sống: Chẳng hạn như khi trẻ mới đi học mẫu giáo, chuyển trường, thay đổi người chăm sóc ăn uống, hoặc thay đổi giờ giấc và món ăn quen thuộc.
  • Áp lực từ cha mẹ: Do trẻ chậm tăng cân, trẻ bị cha mẹ ép ăn quá mức hoặc đang trong giai đoạn mọc răng. Tình trạng này có thể gây cảm giác “sợ” khi ăn, dẫn đến rối loạn tiêu hóa và biếng ăn nếu kéo dài.
  • Xung đột trong gia đình: Môi trường căng thẳng, trẻ bị dọa nạt hoặc quát mắng trong bữa ăn cũng có thể dẫn đến cảm giác sợ hãi và ức chế tâm lý, từ đó gây ra biếng ăn tâm lý.
  • Trẻ bị giảm tập trung: Trong giai đoạn ăn dặm, biếng ăn tâm lý ở trẻ 6 tháng tuổi có thể phát sinh do mẹ cho trẻ xem tivi, điện thoại trong lúc ăn. Điều này làm giảm sự tập trung của bé, khiến vị giác và cảm giác ngon miệng của trẻ bị ảnh hưởng.
Nguyên nhân gây ra biếng ăn tâm lý ở trẻ
Trẻ bị áp lực từ cha mẹ dẫn đến chán ăn

4. Cách khắc phục biếng ăn tâm lý ở trẻ

Khi trẻ có dấu hiệu biếng ăn do vấn đề tâm lý, cha mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ để chẩn đoán và theo dõi sức khỏe, nhằm phòng ngừa các rủi ro. Đồng thời, phụ huynh cần điều chỉnh và ổn định tâm lý ăn uống của trẻ tại nhà bằng cách:

4.1. Tạo môi trường ăn uống thoải mái

Nhiều phụ huynh Việt Nam thường ép con ăn, đặc biệt khi trông con thấp bé và nhẹ cân hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Việc ép buộc trẻ ăn với tiếng khóc và tiếng quát mắng khiến trẻ càng ngày càng sợ ăn, dẫn đến nguy hiểm như sặc cơm, sặc đồ ăn hoặc dị vật đường thở.

Thay vào đó, ba mẹ nên cho bé ăn theo nhu cầu của trẻ. Khi bé muốn ăn thì cho ăn, khi bé không muốn ăn thì dừng lại. Điều này giúp tạo tâm lý thoải mái cho bé khi đến bữa ăn, không sợ ăn uống. Nếu lượng ăn của bé chưa đủ, ba mẹ có thể cho trẻ ăn thêm các bữa phụ hoặc uống thêm sữa để cung cấp đủ dưỡng chất.

Tạo môi trường ăn uống thoải mái
Tạo môi trường thoải mái giúp trẻ ăn ngon hơn

4.2. Thay đổi thói quen ăn uống

Việc thay đổi thực đơn liên tục cũng sẽ giúp bé hào hứng với ăn uống hơn do cảm giác mới lạ. Ba mẹ chỉ cần lập kế hoạch dinh dưỡng mỗi tuần là đã có thể có cái nhìn tổng quan về dinh dưỡng mà không mất nhiều thời gian suy nghĩ hôm nay ăn gì.

4.3. Cho trẻ ăn cùng với gia đình

Cho bé ăn cùng với cả gia đình trong bầu không khí vui vẻ sẽ giúp trẻ hào hứng ăn hơn và bắt chước ăn như mọi người. Điều này sẽ cải thiện đáng kể chứng biếng ăn tâm lý ở trẻ và còn gắn kết tình cảm gia đình.

Cho trẻ ăn cùng với gia đình
Ăn cùng gia đình giúp trẻ hào hứng hơn

4.4. Bổ sung dưỡng chất và linh hoạt món ăn

Ngoài ra, việc bổ sung các dưỡng chất và enzyme tiêu hóa cũng có thể giúp cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ, từ đó ảnh hưởng tích cực đến chứng biếng ăn tâm lý. Cuối cùng, ba mẹ nên đa dạng hóa thực đơn cho bé, thay vì chỉ ăn cơm, cháo mà có thể cho ăn các món khác như bún, phở, miến, trái cây, bánh, sữa…

4.5. Tư vấn chuyên gia

Cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp các chuyên gia ngay khi trẻ có những biểu hiện sau:

  • Trẻ ăn kém trong hơn 1 tháng, dẫn đến sụt cân hoặc không tăng cân như bình thường.
  • Không kèm theo bệnh lý thể chất.
  • Trẻ không mắc bệnh lý tâm thần như rối loạn nhai lại, có khẩu phần dinh dưỡng đầy đủ về lượng và chất, nhưng vẫn kém ăn.
  • Tình trạng biếng ăn hoặc sụt cân xảy ra trước 6 tuổi và cải thiện khi trẻ được một người khác chăm sóc và nuôi dưỡng.
Tư vấn chuyên gia
Cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp chuyên gia để được tư vấn

Khi đến gặp các chuyên gia dinh dưỡng, chuyên gia sẽ tìm hiểu các yếu tố như: 

  • Mối tương tác giữa cha mẹ và con trong lúc ăn
  • Bầu không khí trong bữa ăn
  • Tình trạng sức khỏe tinh thần của cha mẹ
  • Cách cha mẹ khắc phục tình trạng biếng ăn, và đánh giá mức độ phát triển của trẻ. 

Vai trò của chuyên gia tâm lý khác với chuyên gia dinh dưỡng, vì chuyên gia dinh dưỡng chủ yếu theo dõi cân nặng, chiều cao và lượng – chất thức ăn của trẻ, trong khi chuyên gia tâm lý tập trung vào các yếu tố tâm lý xã hội ảnh hưởng đến hành vi ăn uống của trẻ từ đó đưa ra phương án giải quyết.

5. Lời khuyên từ chuyên gia

Cha mẹ có thể tham khảo những lời khuyên từ chuyên gia để trẻ ăn ngon miệng hơn và cải thiện tình trạng biếng ăn tâm lý:

5.1. Các mẹo nhỏ giúp bé ăn ngon miệng hơn

Đa dạng hóa thực đơn cho bé

Để giúp bé ăn ngon và đủ chất, mẹ nên đa dạng hóa thực đơn thay vì chỉ cho bé ăn một món. Việc thay đổi các món ăn sẽ tạo khẩu vị mới mẻ, kích thích bé ăn nhiều hơn. Đặc biệt, mỗi bữa ăn của bé cần cân bằng đủ 4 nhóm chất: đạm, béo, carbohydrate, và vitamin/khoáng chất, để bé có đầy đủ dinh dưỡng phát triển tốt.

Đa dạng hóa thực đơn cho bé
Cha mẹ nên đa dạng hoá thực đơn cho trẻ

Thưởng thức bằng mắt

Để tạo cảm hứng ăn uống cho bé, mẹ có thể đầu tư cho bé những bộ bát đĩa, thìa nĩa xinh xắn, bắt mắt. Chiếc bát hình gấu, chuột Mickey, mèo Kitty ngộ nghĩnh, in hình cây cỏ hoa lá sinh động sẽ khiến bé thích thú khi ăn.

Cho bé tự bốc, tự xúc ăn

Thay vì mẹ luôn phải đút cho bé ăn, hãy để bé tự bốc đồ ăn và tự xúc ăn. Điều này sẽ giúp bé cảm thấy được chủ động hơn trong quá trình ăn uống, từ đó ăn ngon và ăn nhiều hơn.

Trước khi ăn, mẹ nhớ rửa tay thật sạch cho bé. Sau đó, cho bé tự bốc rau củ, hoa quả, mì sợi và tự xúc thức ăn đưa vào miệng. Điều này sẽ khiến bé cảm thấy hứng thú hơn với bữa ăn.

5.2. Lưu ý khi áp dụng các phương pháp điều trị

Để giúp bé ăn ngon, ăn nhiều và hấp thu tốt chất dinh dưỡng, cha mẹ cần tuân thủ nguyên tắc 4 “không” khi cho trẻ ăn:

  • Không ăn rong: Không cho bé ăn trong khi đang đi lại, vận động. Bé cần tập trung vào bữa ăn.
  • Không ti vi: Không cho bé xem tivi hoặc các thiết bị giải trí khác trong lúc ăn. Điều này sẽ khiến bé mất tập trung.
  • Không đồ chơi: Không cho bé chơi đồ chơi trong khi ăn. Bé cần tập trung vào thức ăn.
  • Không đồ ăn vặt: Không cho bé ăn đồ ăn vặt trước bữa chính. Điều này sẽ làm bé no bụng và không còn hứng thú với bữa ăn chính.
Lưu ý khi áp dụng các phương pháp điều trị
Cha mẹ nên tuân thủ theo chỉ định của chuyên gia

Qua những thông tin trên đã giúp bố mẹ có được sự hiểu biết cơ bản về biếng ăn tâm lý ở trẻ. Mỗi trẻ em đều có nhịp sinh học, thói quen và nhu cầu ăn uống riêng. Do đó, để đảm bảo trẻ nhận đủ dinh dưỡng, cha mẹ cần kiên nhẫn, không vội vàng, mà thay vào đó chủ động tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, từ đó áp dụng phương pháp ăn uống phù hợp với từng bé.

Chia sẻ

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *