Bắp chân to có cao được không? Giải đáp với HIUP

bắp chân to có cao được không

Bắp chân to có cao được không? Đây là nỗi băn khoăn thường gặp ở nhiều bậc cha mẹ khi quan sát sự phát triển của con mình. Nhưng liệu kích thước bắp chân có ảnh hưởng đến chiều cao không? Cùng HIUP giải đáp thắc mắc và khám phá những bí quyết hỗ trợ phát triển chiều cao tối ưu trong bài viết dưới đây.”

1. Bắp chân to có cao được không?

Bắp chân là phần cơ nằm ở mặt sau của cẳng chân, được tạo thành từ hai nhóm cơ  sinh đôi là cẳng chân và cơ dép. Kích thước bắp chân được coi là chuẩn nếu nhỏ hơn vòng đùi khoảng 20 cm. Đối với người Việt, vòng đùi chuẩn dao động từ 40 – 50 cm, do đó, số đo bắp chân chuẩn sẽ nằm trong khoảng 25 – 30 cm. Nếu vượt quá mức này, bắp chân sẽ được xem là to.

Vậy bắp chân to có cao được không? Câu trả lời là bắp chân to không ảnh hưởng đến khả năng phát triển chiều cao. Tình trạng bắp chân to xuất hiện nhiều ở người thường xuyên luyện tập, chơi thể thao. Vì thế nên các bậc cha mẹ hoàn toàn không cần lo lắng tình trạng bắp chân to sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ. 

Bắp chân to không ảnh hưởng đến chiều cao
Bắp chân to không ảnh hưởng đến chiều cao

Thực tế có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến chiều cao như di truyền, chế độ ăn uống và thói quen tập luyện.

  • Di truyền: Di truyền là yếu tố chính quyết định chiều cao, ngay khi trẻ sinh ra đã có hơn 700 mã gen ảnh hưởng đến chiều cao. Bố mẹ cao thì trẻ có thể đạt chiều cao lý tưởng một cách tự nhiên còn nếu bố mẹ thấp thì cần có biện pháp trẻ có thể cao lớn hơn tầm vóc trung bình. 
  • Dinh dưỡng: Trẻ em cần chế độ dinh dưỡng tốt để đạt chiều cao tối ưu. Cha mẹ nên đảm bảo cung cấp đủ protein, carbohydrate, vitamin và khoáng chất, đặc biệt là protein và canxi từ sữa, thịt, trứng, hải sản, đậu và hạt, để hỗ trợ sự phát triển xương của trẻ
  • Tập luyện: Tập thể dục thường xuyên kích thích sản xuất hormone tăng trưởng, tăng cường lưu thông máu, giúp cải thiện chiều cao. Hơn nữa, tập thể dục thường xuyên còn kéo dài cơ thể, tạo điều kiện cho cột sống và chân phát triển, giúp trẻ đạt chiều cao di truyền dự đoán.

2. Nguyên nhân dẫn đến bắp chân to

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bắp chân to. Dưới đây là những nguyên nhân làm bắp chân to, thô cứng thường gặp:

Bắp chân to có tăng chiều cao được không?
Thói quen đi bằng gót chân là nguyên nhân khiến bắp chân to
  • Di truyền: Di truyền có ảnh hưởng lớn đến hình dáng của con người. Vì thế nếu cha mẹ có bắp chân to, khả năng cao con cái cũng sẽ thừa hưởng đặc điểm này. 
  • Lối sống và chế độ dinh dưỡng: Duy trì lối sống không lành mạnh, chế độ dinh dưỡng không khoa học trong thời gian dài làm mỡ thừa và cơ tích tụ ở đùi, mông và bắp chân khiến bắp chân phình to ra. 
  • Tập luyện sai cách: Khi tập sai cách, không đúng kỹ thuật hoặc tập quá nhiều, bắp chân sẽ phải chịu áp lực lớn dẫn đến việc ngày càng phình to hơn, gây mất thẩm mỹ. 
  • Thói quen đi bằng gót chân: Khi di chuyển bằng gót chân, trọng tâm của cơ thể sẽ đặt lên bắp chân nhiều hơn, từ đó làm cho bắp chân to ra. 

3. Cách giảm bắp chân to hiệu quả tại nhà

Biết được nguyên nhân vì sao bắp chân to và bắp chân to có cao được không sẽ giúp bạn tìm được phương pháp cải thiện kích thước bắp chân phù hợp. Sau đây là một số cách giảm bắp chân to hiệu quả:

3.1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cân nặng và làm thon gọn bắp chân. Để giảm kích thước bắp chân, bạn cần thay đổi chế độ dinh dưỡng như sau:

  • Tránh thực phẩm chứa nhiều tinh bột và đường: Các loại bánh ngọt, đồ ăn nhanh, nước ngọt và thực phẩm nhiều tinh bột như cơm, mì, khoai tây nên được hạn chế. Những thực phẩm này không chỉ cung cấp calo dư thừa mà còn dễ gây tích mỡ ở vùng bắp chân.
  • Ưu tiên ăn trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt: Các loại thực phẩm này vừa cung cấp chất xơ và vitamin cần thiết vừa không làm tăng lượng mỡ cho cơ thể. 
  • Tăng cường thực phẩm giàu protein và rau xanh: Nên bổ sung các loại thực phẩm như thịt nạc, cá, đậu và sữa ít béo để duy trì cơ bắp và giảm cảm giác thèm ăn. Rau xanh ít calo nhưng giàu vitamin và khoáng chất, rất tốt cho sức khỏe. 
Cách giảm bắp chân to hiệu quả
Để giảm kích thước bắp chân, bạn nên ưu tiên ăn rau xanh, thịt, cá

3.2. Các bài tập giúp thon gọn bắp chân

Bên cạnh chế độ ăn uống, việc tập luyện cũng rất quan trọng. Dưới đây là một số bài tập có công dụng giúp thon gọn bắp chân hiệu quả:

  • Đi bộ: Đi bộ 30 phút mỗi ngày với tốc độ vừa phải có thể giúp đốt cháy calo mà không làm cơ bắp phát triển quá mức. Đây là bài tập đơn giản nhưng rất hiệu quả cho việc làm săn chắc bắp chân.
  • Đạp xe: Đạp xe ít nhất 3 – 4 lần mỗi tuần, mỗi lần từ 30 đến 60 phút. Bài tập này không chỉ giúp giảm mỡ mà còn tốt cho sức khỏe tim mạch.
  • Bài tập căng cơ: Các động tác như kiễng chân hay kéo căng cơ bắp chân trên một bậc thang sẽ giúp kéo giãn và tăng cường sức mạnh cho cơ bắp mà không làm chúng to ra.
  • Bài tập nhảy dây hoặc squat: Những bài tập này đòi hỏi sự kết hợp của nhiều nhóm cơ cùng một lúc, trong đó quan trọng nhất là cơ bắp chân và cơ đùi. Do đó kiên trì nhảy dây hoặc tập squat sẽ giúp bắp chân thon gọn. 

3.3. Phương pháp mát-xa và nghỉ ngơi

Massage bắp chân giảm mỡ thừa ở khu vực này bằng cách chuyển hóa mô mỡ cứng tích tụ lâu năm, tạo điều kiện đốt cháy và đào thải lượng mỡ thừa. Bạn có thể sử dụng dầu dừa hoặc dầu oliu mát-xa theo hướng từ dưới lên, theo đường nét tự nhiên của đùi và bắp chân nhẹ nhàng khoảng 30 phút. Kiên trì thực hiện mỗi ngày, kết hợp với các bài tập sẽ tăng hiệu quả giảm kích thước bắp chân. 

Nếu có điều kiện, bạn có thể sử dụng máy massage chân để giảm căng thẳng và đau nhức, đồng thời cải thiện lưu thông máu cho vùng bắp chân.

Phương pháp mát-xa và nghỉ ngơi
Massage cũng là một cách giúp giảm kích thước bắp chân

4. Dinh dưỡng và vận động hỗ trợ tăng chiều cao

Sự phát triển chiều cao phụ thuộc vào chế độ tập luyện và dinh dưỡng, không phụ thuộc vào bắp chân to hay nhỏ. Vì thế nếu muốn tăng chiều cao, bạn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và việc tập luyện thể dục thể thao. 

4.1. Thực phẩm giúp phát triển chiều cao

Thực đơn dinh dưỡng đầy đủ 4 nhóm chất đạm, tinh bột, chất béo và chất xơ sẽ giúp tăng khả năng hấp thu canxi để phát triển xương phát triển. Dưới đây là một số loại thực phẩm giúp tăng chiều cao mà bạn có thể đưa vào thực đơn hằng ngày:

Các loại thực phẩm giúp tăng chiều cao
Các loại thực phẩm giúp tăng chiều cao
  • Đậu: Đậu giàu protein, vitamin B, sắt, chất xơ, đồng, magie, kẽm, hỗ trợ phát triển mô và ngăn ngừa thiếu máu.
  • Cà rốt: Đây là nguồn vitamin A tốt, giúp bảo tồn canxi trong xương. Bạn có thể ăn sống cà rốt, làm nước ép, hoặc chế biến thành các món salad.
  • Trái cây: Các loại trái cây đều dồi dào chất xơ, chống oxy hóa, vitamin A và C, hỗ trợ tổng hợp collagen và xây dựng xương chắc khỏe.
  • : Thịt gà có hàm lượng protein và vitamin B12 cao, chứa taurine, hỗ trợ sự phát triển của xương. Trong thịt gà còn có niacin, selen, photpho và vitamin B6, các chất dinh dưỡng quan trọng có lợi cho sức khỏe xương
  • Hạnh nhân: Hạnh nhân giàu vitamin, khoáng chất, chất béo lành mạnh, chất xơ, vitamin E, mangan, magie, chất chống oxy hóa,… nếu thiếu hụt các chất dinh dưỡng này có thể ảnh hưởng đến chiều cao.
  • Yến mạch: Bột yến mạch giàu protein, giúp chữa lành mô và xương, kích thích tăng chiều cao. Các chuyên gia khuyến cáo nên ăn ít nhất 50g yến mạch mỗi sáng, đồng thời có thể kết hợp với rau, trái cây để tăng cường dưỡng chất.
  • Trứng: Một quả trứng trung bình chứa 6g protein và nhiều vitamin D, giúp cơ thể hấp thụ canxi, hình thành và duy trì xương chắc khỏe.
  • Quả mọng: Quả mọng giàu vitamin C, giúp sửa chữa mô và sản xuất collagen, tăng mật độ xương, củng cố xương và tăng cường chiều cao. Ngoài vitamin C, chúng còn chứa vitamin K, mangan và chất xơ. 
  • Cá: Các loại cá béo, đặc biệt là cá hồi, rất giàu axit béo omega-3, dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng, kích thích chuyển hóa xương và tối ưu hóa chiều cao. Thiếu omega-3 có thể dẫn đến chậm phát triển và các vấn đề về giấc ngủ.
  • Sữa: Sữa là thực phẩm dinh dưỡng cao, chứa protein, canxi, photpho và magie, giúp cơ thể khỏe mạnh và hỗ trợ phát triển xương, tăng chiều cao. Nghiên cứu cho thấy sữa bò kích thích tăng trưởng ở trẻ em, tăng khối lượng cơ bắp và chiều cao. Bố mẹ nên cho trẻ uống sữa tươi hoặc sữa bột bổ sung canxi để hỗ trợ tăng chiều cao.

Ngoài ra, còn có nhiều loại thực phẩm giúp tăng chiều cao khác như khoai lang, đậu phụ, ngũ cốc, rau xanh, chuối,….

4.2. Lựa chọn bài tập phù hợp với chiều cao và cơ thể

Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, bạn cũng cần lựa chọn các môn thể thao hoặc bài tập phù hợp với chiều cao và cơ thể. Tránh tập các bài tập quá nặng, gây áp lực lên bắp chân, khiến bắp chân to ra. Bạn có thể tham khảo một số bài tập, môn thể thao dưới đây:

  • Bơi lội: Giúp kéo dài cơ thể và cải thiện sự linh hoạt.
  • Nhảy dây: Tăng cường sức mạnh chân và cải thiện khả năng phối hợp.
  • Đu xà: Kéo giãn cột sống và giúp cải thiện tư thế.
  • Yoga: Các tư thế yoga giúp kéo dài cơ thể, cải thiện sự linh hoạt và giảm căng thẳng.

Thời điểm lý tưởng nhất để tập luyện là vào sáng sớm vì ánh nắng buổi sáng sẽ giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, một vitamin giúp tăng khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.

Hy vọng qua bài viết này đã giúp cha mẹ biết được bắp chân to có cao được không. Kích thước bắp chân không ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ vì thế để trẻ đạt chiều cao như mong muốn, cha mẹ nên tập trung bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, cho trẻ luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.  

Chia sẻ

Author

Dương Hoàng Thanh

Tôi là Dương Hoàng Thanh, chuyên gia dinh dưỡng với hơn 3 năm kinh nghiệm, chuyên tư vấn dinh dưỡng cho trẻ em. Tại HIUP, tôi chịu trách nhiệm về nội dung, luôn nỗ lực mang đến những giải pháp dinh dưỡng sáng tạo để hỗ trợ phát triển toàn diện cho các bé. Với kiến thức chuyên sâu và tâm huyết, tôi cam kết cung cấp thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng. Liên hệ với tôi để cùng xây dựng tương lai khỏe mạnh cho thế hệ mai sau

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *