Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh 0 – 12 tháng tuổi

chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh

Việc theo dõi cân nặng và sự phát triển của bé là điều quan trọng để đảm bảo bé có thể trạng tốt và phát triển đúng cách, nhất là trong các năm tháng đầu đời. Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh 0 – 12 tháng tuổi chính là công cụ hữu ích để ba mẹ có thể nắm bắt được tốc độ phát triển của bé giai đoạn này. Cùng HIUP tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây để biết được tình trạng của trẻ cũng như những phương pháp bổ sung dinh dưỡng cho bé một cách phù hợp nhé!

1. Đo chiều cao cân nặng của bé sơ sinh có quan trọng không?

Có nhiều bậc phụ huynh phải nhận nhiều lời chỉ trích con mình gầy còi, nhỏ bé mà không biết họ dựa trên cơ sở khoa học nào để đánh giá. Chăm sóc một sinh linh bé bỏng sau 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ, và năm đầu tiên trên đời, quả là một hành trình đầy thách thức và yêu thương. Do đó việc đo cân nặng, chiều cao cho bé sơ sinh giúp mẹ khỏi bận tâm đến lời bàn tán của những người xung quanh.

Nếu con sinh ra đủ ngày, đủ tháng, không gặp vấn đề sức khỏe nào như suy dinh dưỡng bào thai hay sinh non, thì những con số trên bảng cân nặng và chiều cao sẽ là kim chỉ nam cho sự phát triển khỏe mạnh của bé.

Đo chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh
Ba mẹ nên theo dõi chiều cao và cân nặng của trẻ theo từng giai đoạn

Trong khoảnh khắc bé yêu chào đời, các chỉ số về cân nặng và chiều cao không chỉ là những con số khô khan, chúng là dấu ấn đầu tiên về một hành trình phát triển thần kỳ. Với một chế độ dinh dưỡng được khoa học chứng minh, bạn sẽ ngỡ ngàng khi thấy sự tăng trưởng vượt bậc của bé: cân nặng có thể tăng gấp ba và chiều cao tăng lên 1.5 lần chỉ sau một năm.

Với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của trẻ, việc theo dõi bảng chiều cao, cân nặng thường xuyên cho bé là cách đơn giản nhất để ba mẹ nắm bắt được tình trạng, từ đó điều chỉnh chế độ nuôi dưỡng hợp lý. Nếu con sinh ra đủ tháng, đủ ngày và không có bệnh lý bẩm sinh thì chỉ số chiều cao, cân nặng của bé sẽ đạt chuẩn như các bảng dưới đây!

2. Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh 0 – 12 tháng tuổi

Bảng cân nặng chiều cao trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn và giới tính được tổ chức Y tế thế giới WHO xác định như sau:

2.1 Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai 0-12 tháng

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai 0-12 tháng
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai 0-12 tháng

2.2 Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái từ 0-12 tháng

Bảng chiều cao cân nặng của bé gái sơ sinh 0-12 tháng tuổi
Bảng chiều cao cân nặng của bé gái sơ sinh 0-12 tháng tuổi

3. Sự phát triển của trẻ từ 0-12 tháng theo WHO

Trong giai đoạn trẻ từ 0-12 tháng, cân nặng và chiều cao của bé sẽ phát triển một cách nhanh chóng, cột mốc phát triển của trẻ cũng được thể hiện như sau:

Tháng đầu tiên

Cột mốc phát triển:

Bé đã có thể ngóc đầu lên vài giây và nắm đồ vật trong tay. Lưu ý nếu bé không có những hành động trên thì đây có thể là một dấu hiệu báo động, cha mẹ hãy tiếp tục theo dõi và đưa bé đến khám tại các cơ sở y tế nhé.

Chu vi vòng đầu:

Bé gái: 36.5cm

Bé trai: 37.3cm

Sự phát triển của trẻ từ 0-12 tháng
Trong 12 tháng đầu chiều cao và cân nặng của bé sẽ phát triển một cách nhanh chóng

Tháng thứ 2

Cột mốc phát triển:

Bé quay đầu về phía có âm thanh và có thể ngồi với sự hỗ trợ, giám sát của bố mẹ.

Chu vi vòng đầu:

Bé gái: 38.3cm

Bé trai: 39.1cm

Tháng thứ 3

Cột mốc phát triển:

Mắt của bé đã biết dõi theo những chuyển động hình tròn. Bé có thể ngóc đầu lên 45 độ khi nằm sấp.

Chu vi vòng đầu:

Bé gái: 39.5cm

Bé trai: 40.5cm

Sự phát triển của trẻ tháng thứ 3
Tháng thứ 3 bé có thể ngốc đầu 45 độ

Tháng thứ 4

Cột mốc phát triển:

Bé có thể nâng đầu lên 90 độ khi nằm sấp, khi đang nằm nghiêng bé có thể lật ra nằm ngửa. Nếu bé không cười và không nói chuyện ê a là cảnh báo mà ba mẹ nên lưu ý.

Chu vi vòng đầu:

Bé gái: 40.6cm

Bé trai: 41.6cm

Tháng thứ 5

Cột mốc phát triển:

Bé bắt đầu đưa tay lên mút và có thể tự chuyển mình từ nằm sấp sang nằm ngửa.

Chu vi vòng đầu:

Bé gái: 41.5cm

Bé trai: 42.6cm

Tháng thứ 6

Cột mốc phát triển:

Bé có thể tự ngồi và chuyển đồ vật giữa 2 tay.

Chu vi vòng đầu:

Bé gái: 42.2cm

Bé trai: 43.3cm

Trẻ tháng thứ 6
Bé có thể tự ngồi ở tháng thứ 6

 

Tháng thứ 7

Cột mốc phát triển:

Con đã bắt đầu thích nhún nhảy khi giữ bé ở tư thế đứng, bé cũng đã biết ném đồ vật.

Chu vi vòng đầu:

Bé gái: 42.8cm

Bé trai: 44cm

Tháng thứ 8

Cột mốc phát triển:

Bé đã biết với tay lấy đồ chơi và hiểu được nghĩa của từ “Không”.

Chu vi vòng đầu:

Bé gái: 43.4cm

Bé trai: 44.5cm

Tháng thứ 9

Cột mốc phát triển:

Bé có thể cầm đồ vật bằng cả ngón trỏ và ngón cái, bé cũng có thể ngồi vững mà không cần sự trợ giúp của ba mẹ.

Chu vi vòng đầu:

Bé gái: 43.8cm

Bé trai: 45cm

Tháng thứ 10

Cột mốc phát triển:

Bé tự chuyển từ nằm sấp sang nằm ngồi, con cũng có thể hiểu được những từ đơn giản như: đi, chào, tạm biệt,…

Chu vi vòng đầu:

Bé gái: 44.2cm

Bé trai: 45.5cm

Sự phát triển của bé tháng thứ 10
Ở tháng 10 bé có thể tự chuyển từ nằm sấp sang ngồi

Tháng thứ 11

Cột mốc phát triển:

Bé có thể bước đi khi được hỗ trợ và biết lắc đầu.

Chu vi vòng đầu:

Bé gái: 44.6cm

Bé trai: 45.8cm

Tháng thứ 12

Cột mốc phát triển:

Con có thể chuyển từ thế đứng sang ngồi, nghe hiểu được những từ cơ bản và đáp lại bằng một vài từ.

Chu vi vòng đầu:

Bé gái: 44.9cm

Bé trai: 46.1cm

Nếu bé không có những hành động cột mốc phát triển trên thì đây là dấu hiệu đáng báo động mà bố mẹ cần lưu ý để đưa bé đi khám kịp thời.

Sự phát triển của bé tháng 12
Ba mẹ nên lưu ý những cột mốc phát triển để theo dõi tình hình của bé

 

4. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ

Chiều cao của bé phụ thuộc vào những yếu tố bao gồm:

4.1 Yếu tố gen di truyền

Gen di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chiều cao và sự phát triển của bé. Theo các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng gen di truyền quyết định đến 23% chiều cao của trẻ.

4.2 Dinh dưỡng

Yếu tố môi trường bên ngoài như dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của bé. Ví dụ tình trạng suy dinh dưỡng có thể làm chậm đi quá trình phát triển thể chất. Nó tác động đến mật độ xương, độ chắc khỏe của răng và kích thước các cơ quan trong cơ thể. 

Không chỉ vậy suy dinh dưỡng còn trì hoãn khả năng phát triển của trẻ ở tuổi dậy thì và tiền dậy thì. Do đó ba mẹ nên cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ ở mỗi giai đoạn, đặc biệt là canxi để bé có thể phát triển chiều cao nhanh chóng.

Dinh dưỡng ảnh hưởng đến chiều cao trẻ sơ sinh
Ba mẹ nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ

4.3 Bệnh lý

Các bệnh lý mãn tính, khuyết tật nghiêm trọng hoặc quá trình phẫu thuật trong quá khứ cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và phát triển cơ thể của trẻ. Theo 1 nghiên cứu được đăng tải trên trang Tạp chí Hiệp hội Y khoa Quốc gia tháng 1/2000, trẻ em bị mắc bệnh lý nghiêm trọng như thiếu máu hồng cầu hình liềm từ 8-19 tuổi thường sở hữu thân hình thấp bé, nhẹ cân hơn rất nhiều so với những đứa trẻ khác. Bên cạnh đó sự phát triển về sinh lý hay sức khỏe sinh sản của trẻ ở giai đoạn dậy thì cũng bị rối loạn và trì hoãn.

4.4 Sức khoẻ trong thời kỳ mang thai và cho con bú

Sức khỏe của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai có ảnh hưởng lớn trong sự phát triển của trẻ sau này. Nghiên cứu cho thấy nếu mẹ bầu thường xuyên gặp căng thẳng, lo âu suy nghĩ sẽ tác động đến sức khỏe tinh thần, phát triển trí tuệ cũng như làm chậm quá trình phát triển kỹ năng vận động ở trẻ nhỏ.

Để giảm bớt căng thẳng và lo lắng, mẹ bầu nên chú trọng vào việc duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và cân đối. Việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết như sắt, axit folic, canxi và DHA không chỉ giúp cải thiện sức khỏe của mẹ bầu mà còn có thể ảnh hưởng tích cực đến tâm trạng và cảm xúc của mẹ, từ đó giảm bớt căng thẳng và lo lắng.

Bên cạnh đó việc duy trì một lối sống lành mạnh, kèm theo việc thực hành các phương pháp giảm căng thẳng như yoga, thiền và tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp cho mẹ bầu duy trì tâm trạng tích cực, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi.

Sức khỏe của mẹ khi mang thai
Sức khỏe của mẹ khi mang thai cũng ảnh hưởng đến tiến trình phát triển ở trẻ

4.5 Chất lượng giấc ngủ

Trong 12 tháng đầu trẻ cần ngủ đủ giấc để phát triển chiều cao và cân nặng đạt chuẩn, cụ thể như sau:

Thời gian:

  • Trẻ sơ sinh (0-3 tháng): Cần ngủ đủ từ 14-17 giờ mỗi ngày, chia thành nhiều giấc ngủ ngắn (từ 2-4 tiếng mỗi lần).
  • Trẻ từ 3-6 tháng: Thời gian ngủ trung bình mỗi ngày từ 13-15 giờ, với các giấc ngủ dài hơn vào ban đêm và ngắn hơn vào ban ngày.
  • Trẻ từ 6-12 tháng: Thời gian ngủ trung bình mỗi ngày từ 12-14 giờ, với các giấc ngủ đêm dài hơn và ngắn hơn vào ban ngày.

Chu kỳ giấc ngủ:

  • Trẻ sơ sinh có chu kỳ ngủ ngắn, thường thức dậy để ăn sau đó lại tiếp tục giấc ngủ.
  • Khi bé lớn hơn, chu kỳ ngủ dài hơn và bé có thể ngủ liên tục ban đêm mà không phải thức dậy để ăn.

5. Nuôi dưỡng trẻ sơ sinh 0-12 tháng tuổi như thế nào?

Ba mẹ bỏ túi được những phương pháp nuôi dưỡng trẻ sơ sinh 0-12 tháng tuổi dưới đây sẽ giúp bé dễ dàng đạt được chỉ số chiều cao, cân nặng chuẩn:

5.1 Cho trẻ vận động cả 5 giác quan

Thính giác

Mẹ có thể hát cho con nghe hoặc cho bé nghe nhạc, không nên mở nhạc quá to, mỗi lần chỉ nên mở khoảng 15 phút và mỗi ngày mở 2 lần.

Thị giác

Giai đoạn này bé sẽ bị thu hút bởi màu trắng đen. Do đó ba mẹ có thể cho bé nhìn hình đen trắng 3 phút mỗi ngày để kích thích thị giác cũng như tăng khả năng tập trung.

Xúc giác

Mẹ có thể lấy ngón tay, khăn,… chạm nhẹ vào cằm, má trái, má phải, phía trên môi của bé để bé có thể cảm nhận. Lưu ý nên vệ sinh sạch sẽ trước khi chạm vào bé nhé.

Khứu giác

Cho bé ngửi những mùi dịu nhẹ khác nhau để bé tăng cường khứu giác.

Vị giác

Ba mẹ nên lưu ý khi trẻ chưa được 6 tháng thì sẽ không uống nước, ăn dặm được, nhưng bé vẫn có thể thử được vị của canxi, muối sinh lý và men vi sinh.

Ba mẹ có thể cho bé nghe nhạc
Ba mẹ có thể cho bé nghe nhạc khoảng 15-30 phút mỗi ngày

5.2 Bổ sung sữa cho trẻ nhỏ

Giai đoạn 0-6 tháng tuổi, nguồn thực phẩm chính của bé đến từ sữa. Do đó để phát triển chiều cao cũng như cân nặng tối đa, ba mẹ nên bổ sung cho bé nhiều sữa nhất có thể từ nguồn sữa mẹ hay sữa công thức. Khi bé từ 6-12 tháng tuổi, cha mẹ có thể bắt đầu cho con uống nước, ăn dặm hoặc bổ sung thêm các bữa phụ.

Bổ sung sữa cho trẻ
Bổ sung sữa cho trẻ giúp bé phát triển nhanh chóng

5.3 Quan tấm đến giấc ngủ

Chỉ khi bé ngủ đủ, ngủ sâu giấc thì mới có thể phát triển chiều cao, cân nặng vượt trội. Do đó mẹ hãy tạo môi trường yên tĩnh, phòng ngủ tối và thoáng mát, chăn nệm êm ấm để bé có giấc ngủ tốt.

5.4 Massage cho bé

Ba mẹ có thể massage cơ thể cho bé để giúp thúc đẩy lưu thông máu tốt, tăng cường sự phát triển cơ bắp. Xoa bóp những vùng lưng, bụng, chân tay bằng dầu tràm hoặc dầu massage chuyên biệt để bé phát triển hệ thần kinh cũng như các cơ quan khác.

Massage cho bé
Massage cho trẻ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu

Bài viết trên của HIUP giới thiệu về bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh 0-12 tháng tuổi và các phương pháp giúp bé tăng trưởng chiều cao hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này các bậc ba mẹ có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho bé cũng như cách chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ để đảm bảo trẻ có sự phát triển toàn diện nhất về thể chất.

Chia sẻ

Author

Dương Hoàng Thanh

Tôi là Dương Hoàng Thanh, chuyên gia dinh dưỡng với hơn 3 năm kinh nghiệm, chuyên tư vấn dinh dưỡng cho trẻ em. Tại HIUP, tôi chịu trách nhiệm về nội dung, luôn nỗ lực mang đến những giải pháp dinh dưỡng sáng tạo để hỗ trợ phát triển toàn diện cho các bé. Với kiến thức chuyên sâu và tâm huyết, tôi cam kết cung cấp thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng. Liên hệ với tôi để cùng xây dựng tương lai khỏe mạnh cho thế hệ mai sau

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *