10 nguyên nhân biếng ăn ở trẻ phổ biến nhất! Mẹ có biết chưa?

Nguyên nhân trẻ biếng ăn

Chào các mẹ! Biếng ăn ở trẻ nhỏ luôn là một trong những vấn đề khiến các bậc phụ huynh đau đầu và lo lắng. Nhưng mẹ có biết, biếng ăn ở trẻ thường bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau? Trong bài viết này, HIUP sẽ giúp các mẹ khám phá 10 nguyên nhân biếng ăn ở trẻ phổ biến nhất.

1. Biếng ăn ở trẻ em là gì?

Biếng ăn là một vấn đề phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi. Tuy nhiên vào độ tuổi này, tốc độ tăng trưởng của trẻ thường giảm, dẫn đến việc lượng thức ăn cần thiết cũng giảm đi. Vì vậy, việc đánh giá xem trẻ có biếng ăn hay không chỉ dựa vào lượng thức ăn không phải lúc nào cũng chính xác.

Biếng ăn ở trẻ em

Định nghĩa chứng biếng ăn ở trẻ 

Các chuyên gia cho rằng, biếng ăn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả yếu tố tâm lý, bệnh lý hoặc sinh lý. Biểu hiện của tình trạng này là khi trẻ ăn ít và không tự nguyện, chỉ ăn khi được “đốc thúc” như dỗ dành, năn nỉ hoặc dọa nạt.

2. Biểu hiện thường gặp của trẻ biếng ăn

Biếng ăn là một vấn đề phổ biến trong rối loạn ăn uống ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ở độ tuổi từ 1 đến 6 tuổi. Đây thường là thời kỳ trẻ có thể trở nên cáu gắt và khó tính, gây khó khăn cho việc nuôi dạy của phụ huynh.

Những dấu hiệu khi trẻ bắt đầu biếng ăn 

Những dấu hiệu khi trẻ bắt đầu biếng ăn 

Biểu hiện của trẻ biếng ăn thường bao gồm những dấu hiệu sau: 

  • Khóc hoặc tìm cách quấy rối khi có thức ăn.
  • Không chịu ăn hoặc ăn ít.
  • Ngậm thức ăn trong miệng mà không nuốt.
  • Thời gian ăn kéo dài.
  • Cảm giác buồn nôn khi có thức ăn. 

3. 10 nguyên nhân biếng ăn ở trẻ thường gặp

Nhiều nguyên nhân biếng ăn ở trẻ do tâm sinh lý và hàm lượng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Dưới đây HIUP tổng hợp 10 nguyên nhân thường gặp ở trẻ biếng ăn ba mẹ điểm qua nhé! 

3.1. Thói quen không tốt từ phụ huynh

Một số thói quen xấu mà cha mẹ vô tình tạo ra có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ như: 

  • Thời gian bữa ăn kéo dài và việc chiều chuộng trẻ khiến trẻ có thể ngậm thức ăn lâu hoặc nuốt mà không nhai.
  • Thói quen xấu từ ba mẹ có thể khiến trẻ chỉ muốn ăn thức ăn dạng lỏng, sợ nuốt và không muốn ăn các loại thức ăn có dạng thô hơn như cơm, rau củ quả, thịt, cá. 
  • Việc này ảnh hưởng đến việc trẻ phát triển một cách toàn diện và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Thói quen không tốt từ phụ huynh

Ảnh hưởng từ thói quen không tốt của phụ huynh khiến trẻ biếng ăn 

3.2 Thời gian ăn không hợp lý

Đôi khi việc ba mẹ ép trẻ ăn khi vẫn cảm thấy no có thể tạo ra ấn tượng xấu trong tâm trí của trẻ:

  • Việc này khiến trẻ không cảm nhận được cảm giác no hay đói một cách chính xác. Cảm giác no hoặc đói thực sự của trẻ chỉ đến khi ba mẹ cho trẻ ăn vào lúc muốn ăn.
  • Khi trẻ biếng ăn, ba mẹ trở nên chán nản và dễ cảm thấy ngại khi phải chuẩn bị thức ăn cho trẻ, thậm chí chỉ cho trẻ ăn các món ăn của người lớn. 
  • Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng mà trẻ cần để phát triển một cách toàn diện.

Thời gian ăn không hợp lý

Do thời gian ăn không đúng bữa gây kiến ăn ở trẻ 

3.3 Thiếu tập trung khi ăn

Cho trẻ xem ti vi hoặc chơi đồ chơi trong khi ăn có thể làm không tập trung vào việc ăn và dẫn đến việc quên cảm giác thèm ăn. Hành vi này của trẻ có thể dần dần trở thành thói biếng ăn. Ngược lại, việc bế con đi rong chơi khắp xóm với bát cháo trên tay cũng không tốt cho việc tập trung của trẻ trong khi ăn.

3.4 Không thích một số món ăn

Thói quen chiều chuộng con và cho trẻ ăn những món bé thích có thể dẫn đến chứng biếng ăn ở trẻ. Việc này là nguyên nhân biếng ăn ở trẻ gây mất cân bằng dinh dưỡng do không tiêu thụ đủ chất cần thiết. 

Không thích một số món ăn

Trẻ không thích một số món ăn do lặp đi lặp lại 

3.5 Bầu không khí căng thẳng trong bữa ăn

  • Thái độ không kiên nhẫn và việc quát tháo của ba mẹ khi trẻ không muốn ăn có thể làm cho trẻ cảm thấy sợ hãi và dẫn đến tình trạng biếng ăn. 
  • Trái ngược với người lớn, cảm giác đói của trẻ nhỏ thường không rõ ràng, do đó không nên thúc ép trẻ ăn khi chúng chưa thực sự đói.
  • Thay vào đó, ba mẹ nên cho trẻ ăn cùng với gia đình để tạo ra môi trường ấm cúng và thoải mái, giúp trẻ cảm thấy hứng thú và không cảm thấy đơn độc khi ăn.

3.6 Vấn đề sức khỏe

Sức khỏe của trẻ cũng ảnh hưởng đến thói quen ăn uống hàng ngày. Có một số nguyên nhân sức khỏe có thể khiến trẻ biếng ăn:

  • Mọc răng: Sưng nướu răng khiến việc nhai thức ăn của trẻ gặp khó khăn, dẫn đến tình trạng biếng ăn.
  • Rối loạn tiêu hóa: Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón có thể làm cho trẻ không muốn ăn.
  • Bệnh nhiễm trùng: Vi khuẩn hoặc virus có thể gây ra các bệnh như viêm tai, viêm mũi, viêm họng, viêm mắt, viêm đường ruột, gây ra các triệu chứng như ho, sốt, mệt mỏi, làm cho trẻ cảm thấy không ngon miệng và biếng ăn.

Để giúp trẻ vượt qua những vấn đề này, cần phải chăm sóc và điều trị các vấn đề sức khỏe của trẻ một cách kịp thời và hiệu quả.

Do vấn đề sức khỏe cơ thể mệt nên trẻ biếng ăn 

3.7 Tác động tâm lý

Cha mẹ thường cảm thấy lo lắng khi thấy con ăn ít hơn so với trẻ cùng độ tuổi, nhưng thúc ép trẻ ăn có thể khiến trẻ sợ ăn phát triển tâm lý chán ăn. Rối loạn tinh thần có thể gây ra vấn đề về ăn uống ở trẻ nhỏ, khiến chúng chán ăn những món tốt cho sức khỏe.

Biếng ăn do ảnh hưởng tâm lý
Do ảnh hưởng tâm lý gây chứng biếng ăn ở trẻ

3.8 Ảnh hưởng từ môi trường sống

  • Sự biến đổi hormone ở thanh thiếu niên, đặc biệt là trong giai đoạn tuổi dậy thì, có thể gây ra tình trạng chán ăn, được gọi là chứng chán ăn ở tuổi dậy thì.
  • Áp lực từ việc học hành và căng thẳng trong các mối quan hệ ở trường có thể tạo ra cảm giác chán ăn ở trẻ.
  • Hoạt động thể chất quá mức như thể dục dụng cụ, điền kinh hoặc tham gia các trò chơi hoạt động mạnh cũng có thể làm trẻ cảm thấy chán ăn.
  • Các sự kiện đau buồn như mất mát người thân trong gia đình hoặc sự ly hôn của ba mẹ cũng có thể gây ra tình trạng chán ăn ở trẻ.

Do ảnh hưởng từ môi trường khiến trẻ biếng ăn 

3.9 Yếu tố sinh học và di truyền

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng biếng ăn thường có khả năng di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Trẻ sinh ra trong các gia đình mà có tiền sử của các bệnh mạn tính như viêm khớp, viêm đại tràng, suy thận hoặc xơ gan thường có nguy cơ cao hơn để phát triển chứng biếng ăn.

3.10 Hậu quả của việc trẻ biếng ăn

Biếng ăn có thể dẫn đến sự chậm tăng cân ở trẻ, nếu nghiêm trọng ảnh hưởng đến quá trình của trẻ như: 

  • Ba mẹ không có biện pháp can thiệp kịp thời, trẻ biếng ăn có thể mắc phải suy dinh dưỡng từ nhẹ đến nặng. 
  • Hệ miễn dịch của trẻ suy dinh dưỡng sẽ giảm, khiến trẻ dễ mắc bệnh và từ đó, tình trạng biếng ăn sẽ trở nên trầm trọng hơn.
  • Trẻ mắc phải suy dinh dưỡng nặng và kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển chiều cao của trẻ trong tương lai
  • Những trẻ biếng ăn có nguy cơ cao hơn để phát triển ra dáng cơ thể thấp bé và còi cọc. 
  • Quá trình phục hồi dinh dưỡng sẽ gặp khó khăn và kéo dài hơn so với trẻ chỉ gặp vấn đề chán ăn một cách nhẹ nhàng.
Trẻ còi xương, kém phát triển do biếng ăn 
Trẻ còi xương, kém phát triển do biếng ăn

4. Các giải pháp hiệu quả cho trẻ biếng ăn

Tuỳ vào từng nguyên nhân biếng ăn ở trẻ mà ba mẹ có cách xử lý hiệu quả giúp bé có lại cảm giác thèm ăn. Dưới đây HIUP có liệt kê một số giải pháp hiệu quả ba mẹ tham khảo nhé! 

4.1 Không ép buộc khi trẻ không muốn ăn

Việc áp dụng các biện pháp như đe dọa, trừng phạt, la mắng, thậm chí là đánh đập thường khiến tình trạng biếng ăn của bé trở nên trầm trọng hơn. Theo HIUP ba mẹ cần thay đổi không ép buộc trẻ như sau: 

  • Thay vào đó, nên tạo ra một môi trường tích cực và thoải mái để bé cảm thấy thoải mái khi ăn.
  • Khi bé đã chấp nhận ăn một món mới, ba mẹ có thể thêm món đó vào thực đơn cho các bữa trưa hoặc tối. 
  • Sau đó, ba mẹ có thể tiếp tục giới thiệu các món mới khác vào các bữa sáng tiếp theo.
Không bắt trẻ ăn quá nhiều trong một bữa 
Không bắt trẻ ăn quá nhiều trong một bữa

Ba mẹ duy trì thói quen này giúp bé dần dần quen với các loại thực phẩm mới mà không gặp phải sự khó khăn hay căng thẳng.

4.2 Đa dạng hóa và trình bày món ăn bắt mắt

Nhiều phụ huynh thường chỉ quan tâm đến việc đảm bảo bữa ăn của trẻ đủ chất dinh dưỡng, nên thường trộn các loại thực phẩm “bổ dưỡng” với nhau để nấu thành cháo, bột cho bé. Cách này khiến món ăn mất đi sự hấp dẫn về mặt hình thức và mùi vị, khiến trẻ không có hứng thú ăn. 

Dần dần, điều này chính là nguyên nhân biếng ăn ở trẻ khiến ba mẹ lo lắng. Ba mẹ nên thay đổi bữa ăn cho trẻ ăn với một số loại thực phẩm cố định và tuân thủ một vài cách chế biến như nấu cháo, hấp, luộc,… 

 Ba mẹ nên trang trí, trình bày món ăn bắt mắt 
Ba mẹ nên trang trí, trình bày món ăn bắt mắt

4.3 Đảm bảo thời gian ăn uống hợp lý và ăn cùng gia đình

Để dứt điểm chứng biếng ăn ở trẻ ba mẹ nên duy trì thói quen ăn đúng bữa như

  • Ba mẹ nên thiết lập quy tắc cho con, đó là không được tự tiện ăn bất cứ thứ gì nếu chưa đến giờ bữa ăn nhẹ và bữa ăn chính. 
  • Trước bữa ăn cho bé ba mẹ hãy thông báo còn khoảng 10–15 phút để trẻ chuẩn bị tinh thần sắp tới giờ ăn. 
  • Ba mẹ nên tập thói quen ăn uống đúng giờ và là tấm gương tốt cho bé trong việc ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe. 
  • Việc cả gia đình ngồi lại bên mâm cơm, cùng nhau ăn và trò chuyện vui vẻ sẽ giúp bé cảm thấy hứng thú hơn với việc ăn uống.

4.4 Chia nhỏ khẩu phần ăn

Nếu con bạn biếng ăn, ba mẹ nên thử chia bữa ăn của bé thành nhiều phần nhỏ và cho bé ăn từng chút một trong khoảng thời gian nhất định. Điều này có thể giúp bé dần dần quen với việc ăn và không cảm thấy áp lực.

Nên chia nhỏ phần ăn khi thấy bé biếng ăn 
Nên chia nhỏ phần ăn khi thấy bé biếng ăn

4.5 Lựa chọn thực phẩm lành mạnh cho bữa phụ

Ba mẹ nên cho bé tập ăn những thức ăn nhẹ, lành mạnh vào các bữa phụ như sữa chua, trái cây, hoặc bánh ít ngọt. Tuy nhiên, ba mẹ nên tránh cho trẻ ăn gần với bữa chính để đảm bảo rằng bé vẫn có đủ sức ăn cho bữa ăn chính.

4.6 Tránh cho trẻ uống quá nhiều trước và trong khi ăn

Trước bữa ăn và trong quá trình ăn ba mẹ không nên cho trẻ uống nhiều nước. Vừa ăn vừa uống nước làm bé có cảm giác no và không muốn ăn thêm. Khi ăn ba mẹ nên cho canh vào cơm hoặc thức ăn mềm để đảm bảo bé không phải uống quá nhiều nước giữa bữa. 

4.7 Khuyến khích trẻ tham gia nấu ăn

Ba mẹ nên khuyến khích bé tham gia vào nấu ăn tạo cảm thấy tự chủ trong việc ăn uống về quyết định món ăn là rất quan trọng. Bằng cách này, bé sẽ cảm thấy được tôn trọng và có hứng thú hơn khi tham gia vào quá trình chuẩn bị và ăn uống. 

Đồng thời, việc khuyến khích bé tham gia vào các hoạt động như nhặt rau, rửa rau hay trộn thực phẩm cũng giúp bé phát triển kỹ năng tự chăm sóc bản thân. 

Ba mẹ nên tập cho con nấu ăn cùng 
Ba mẹ nên tập cho con nấu ăn cùng

4.8 Cung cấp đầy đủ dưỡng chất trong bữa ăn

Để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thông qua bữa ăn ba mẹ cần lưu ý sau: 

  • Đảm bảo chế độ ăn uống: Cần đủ dưỡng chất giúp khuyến khích trẻ ăn ngon miệng và phát triển khỏe mạnh. 
  • Bổ sung dưỡng chất: Tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất vào chế độ ăn của con. 
  • Thực phẩm giàu dưỡng chất: Các loại rau củ quả, trái cây, thực phẩm giàu protein và canxi. 

4.9 Khuyến khích trẻ vận động đều đặn

Việc chơi và vận động hàng ngày không chỉ tốt cho sức khỏe của con mà còn có thể giúp con cảm thấy đói và thèm ăn hơn. Ba mẹ có thể dành thời gian cùng con tham gia các hoạt động vận động như đi bộ, nhảy dây hoặc chơi đuổi bắt

Để giúp bé cải thiện tình trạng biếng ăn và tăng cân hiệu quả, sữa tăng cân cho bé HIUP là một lựa chọn tuyệt vời. Với thành phần sữa non nhập khẩu từ tập đoàn Bio Group của Hoa Kỳ, sữa HIUP cung cấp kháng thể tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ bé khỏi vi khuẩn gây hại. Đặc biệt, sữa HIUP bổ sung đầy đủ canxi, vitamin và khoáng chất thiết yếu, giúp phát triển toàn diện thể chất và trí não của trẻ.

Hơn nữa, sữa HIUP còn chứa DHA cải thiện não bộ, chất xơ hòa tan FOS hỗ trợ tiêu hóa và hạt Sachi giúp bé có giấc ngủ ngon, từ đó giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và tăng cân đều đặn. Hãy cho bé yêu của bạn uống sữa HIUP mỗi ngày để bé lớn khôn và khám phá thế giới một cách tự tin và khỏe mạnh!

Mong rằng với những chia sẻ bổ ích của HIUP về nguyên nhân biếng ăn ở trẻ từ chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp ích cho ba mẹ. Việc duy trì chế ăn hợp lý với đầy đủ các loại vitamin cho bé là điều cần thiết. Hãy đồng hành uống sữa HIUP mỗi ngày để bé lớn khôn, chinh phục mọi trở ngại.

Chia sẻ

Author

Dương Hoàng Thanh

Tôi là Dương Hoàng Thanh, chuyên gia dinh dưỡng với hơn 3 năm kinh nghiệm, chuyên tư vấn dinh dưỡng cho trẻ em. Tại HIUP, tôi chịu trách nhiệm về nội dung, luôn nỗ lực mang đến những giải pháp dinh dưỡng sáng tạo để hỗ trợ phát triển toàn diện cho các bé. Với kiến thức chuyên sâu và tâm huyết, tôi cam kết cung cấp thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng. Liên hệ với tôi để cùng xây dựng tương lai khỏe mạnh cho thế hệ mai sau

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *